TRIẾT HỌC KANT - Trang 60

có ý phê bình những sách vở hoặc những hệ thống tư tưởng, nhưng nhắm
phê bình chính khả năng tri thức của lý trí nói chung, xem lý trí có thể đạt
tới những tri thức nào, bất kể nó dùng đến thứ kinh nghiệm nào: làm thế để
giải quyết vấn đề có thể hay không có thể có một khoa Siêu hình học nói
chung,
và xác định nguồn gốc, phạm vi cùng là giới hạn của lý trí. Và phải
làm tất cả những công việc này theo đúng nguyên tắc”

[24]

. Kant đã nói rõ

chủ đích của ông như thế khi xuất bản lần thứ nhất cuốn Phế bình lý trí
thuần túy.
Cũng như Descartes, ông muốn đi ngay vào chính sự, mà chính
sự không phải là học thuyết này hay chủ nghĩa kia, nhưng là chính lý trí con
người xét như đó là nguồn gốc mọi học thuyết và chủ nghĩa. Cho nên vấn
đề Kant muốn giải quyết là: theo khả năng tri thức của con người, thì có thể
có khoa siêu hình học không? Nghĩa là con người có tri thức về những thực
tại siêu hình như linh hồn và Thượng Đế không ?

Khi tái bản cuốn Phê bình này, Kant còn viết rõ hơn về ý định của ông

khi soạn cuốn sách vĩ đại này: “Cuốn Phê bình lý trí thuần túy chỉ là một
biên khảo về phương pháp luận, chứ không phải một hệ thống khoa học.
Tuy nhiên nó cũng vạch ra tất cả phạm vi của lý trí, xét về phương diện cơ
cấu nội tại và giới hạn của lý trí, bởi vì lý trí lý thuyết thuần túy có đặc tính
này là có thể và phải đo lường cho đúng cái khả năng của mình theo những
cách thế nó đã chọn đối tượng tri thức của nó: như vậy lý trí có thể kê khai
tất cả những cách đặt vấn đề, đồng thời nó có thể tự vạch ra một kế hoạch
về một hệ thống siêu hình học”

[25]

. Không thể nào nói rõ hơn: ý định của

Kant là dùng cuốn Phê bình lý trí thuần túy như một phương pháp luận để
tìm ra câu trả lời cho vấn đề có thể có khoa Siêu hình học không, và nếu có
thì khoa đó sẽ phải như thế nào.

Ý định của Kant là một ý định thành thực, và ông đã thành tâm theo đuổi

đến cùng. Cũng vì không nhận ra chủ đích và sự thành tâm của Kant nên có
thời người ta đã xếp ông vào loại các triết gia chủ trương thuyết Bất tri
(Agnosticisme) với nghĩa con người không thể biết gì về linh hồn và
Thượng Đế. Sự thực ngược lại: Kant đã lần lược dùng phương pháp phê
bình để phá đổ cả Duy vật lẫn Duy tâm. Nếu ông chống lại thuyết hoài nghi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.