CHƯƠNG III GIỚI HẠN CỦA TRI THỨC CON
NGƯỜI
Bắt đầu phần Biện chứng pháp siêu nghiệm, Kant nhắc lại câu nói trước
kia của ông: “Biện chứng pháp là phần luận về ảo tưởng”. Và ông phân
biệt hai thứ ảo tưởng: ảo tưởng luận lý (apparence logique) và ảo tưởng siêu
nghiệm (apparence transcendantale). Ảo tưởng luận lý là sai lầm trong khi
nhận định: thí dụ thấy hai chị em người Thái giống nhau như đúc, người ta
vội quả quyết rằng tất cả các chị em người Thái đều giống nhau như hai
giọt nước. Những ảo tưởng luận lý có thể và thường dễ sửa chữa bằng
những bài học của kinh nghiệm. Trái lại những ảo tưởng siêu nghiệm thì
không một ai tránh khỏi và không có phương thuốc nào chữa khỏi. Triết
Kant có mục đích tố cáo những ảo tưởng đó và dạy ta coi chừng. Ảo tưởng
siêu nghiệm ở tại chỗ ta muốn coi những ý tưởng của ta là những thực tại.
Muốn dễ hiểu và dễ nhớ thì nên ghi nhận rằng Kant định nghĩa “trí năng
là khả năng của những định luật” (Tentendement est le pouvoir des règles)
và “lý trí là khả năng của những nguyên tắc” (pouvoir des principes). Định
luật thì có tính chất thực nghiệm, nguyên tắc chỉ có tính chất hình thức. Cho
nên “tri thức bằng nguyên tắc là dựa vào cái tổng quát để (tri thức cái đặc
thù; nói cách khác,
tri thức bằng nguyên tắc là tri thức duy bằng quan niệm thôi
. Đó là
tri thức bằng ý tưởng suông, và như thế không thực sự là tri thức. Để tránh
những lầm lẫn, Kant muốn ta chỉ dùng chữ quan niệm cho hành vi tri thức
của trí năng, và dành chữ ý tưởng cho hành vi tri thức của lý trí. Nói đúng
ra, cả hai cùng là những quan niệm, nhưng chúng khác nhau vô cùng ở chỗ
quan niệm của trí năng thì có nội dung vì có chất liệu của kinh nghiệm, còn
ý tưởng của lý trí thì không có nội dung khả nghiệm bởi không thể áp dụng
vào trực giác thường nghiệm.
Tại sao những ý tưởng của lý trí vô nội dung? Vì chúng muốn trùm lên
(subsumer), muốn thâu gồm toàn thể tuyệt đối các điều kiện trong một tổng
hợp duy nhất
. “Lý trí không quy hướng trí năng ta theo hướng trí năng