không có giá trị gì hết. Trước Kant 6 thế kỷ, thánh Thomas đã viết một cách
không kiêng nể về luận cứ của thánh Anselme: “Cho rằng những ai hiểu
đúng nghĩa danh từ “Thượng Đế thì cũng nhận đó là một Vị mà ta không
thể nghĩ ra được có gì cao trọng hơn, nhưng không phải vì thế mà người ta
đã phải công nhận ngay rằng Vị đó đang hiện hữu thực sự. Bởi vậy không
thể kết luận Ngài hiện hữu, trừ khi chấp nhận rằng VỊ tối cao đó có thực:
nhưng những người vô thần lại không chấp nhận sự hiện hữu của Ngài”
. Như vậy luận cứ hữu thể học chỉ chứng minh được sự hiện hữu của
Thượng Đế cho những ai đã tin thờ Ngài thôi, không chứng minh được cho
người chưa tin.
B. LUẬN CỨ VŨ TRỤ HỌC VÀ PHÊ BÌNH CỦA KANT
Đây là luận cứ mệnh danh là luận cứ dựa trên tính chất bất tất của vạn vật
trong vũ trụ. Nó gần giống với luận cứ có tên là luận cứ về nguyên nhân cao
nhất, tức Đệ nhất Động Cơ, tìm lên tới nguồn ngọn của sự vật. Nhưng nó
khác ở chỗ không nhắm từng loại sự vật để rồi ngược lên tới đệ nhất
nguyên nhân: nó nhắm toàn thể vạn vật trong bản chất bất tất (contingence)
của chúng. Đại ý họ lập luận như sau: “Nếu có một sự vật, thì nhất thiết
cũng phải có Hữu thể tuyệt đối tất yếu. Vậy mà có tôi đây. Cho nên có Hữu
thể tất yếu”
.
Kant vừa tóm lược cách trình bày cổ điển của luận cứ này. Còn như
muốn trình bày đầy đủ hơn thì nó có hình thức suy luận như sau: Tất cả vạn
vật hiện hữu trên vũ trụ đều hiện hữu do một điều kiện. Hiện hữu do điều
kiện là hiện hữu do một nguyên nhân. Không lẽ tất cả đều là hậu quả của
những điều kiện ? Mà có sinh có diệt, tức thị có lúc chúng không có. Đã có
lúc không có, thì không có cũng không sao: vậy hiện hữu của chúng là bất
tất. Nhưng nếu bất tất cả thì không được, vì phải có một điều kiện tất yếu
làm nên chúng, cho nên phải công nhận một hữu thể tất yếu: đó là cái triết
học duy lý gọi là Thượng Đế. Kant hỏi ta có thể chấp nhận một luận cứ như
thế không ? Thoạt coi ai cũng cho là họ luận lý chắc chắn: các vật trong vũ
trụ không tự mình mà có, chúng phải nhờ những nguyên nhân của chúng,
nhưng các cái này cũng bất tất như chúng, bởi vậy phải chấp nhận một hữu