PHẦN THỨ HAI SINH HOẠT ĐẠO ĐỨC CỦA
CON NGƯỜI
Nơi cuối cuốn Phê bình lý trí thuần túy, Kant đã tự đặt 3 câu hỏi: Tôi có
thể tri thức gì? Tôi phải làm gì? Tôi có quyền hy vọng gì?
. Với cuốn
Phê bình lý trí thuần túy, ông đã trả lời xong câu hỏi thứ nhất. Câu hỏi thứ
hai sẽ được trả lời trong cuốn Phê bình lý trí thực hành mà chúng ta nghiên
cứu bây giờ, nơi Phần hai này. Câu hỏi thứ ba là đề tài suy nghĩ của Kant
một phần trong cuốn Phê bình lý trí thực hành, một phần trong cuốn Phê
bình khả năng phán đoán, và một phần trong cuốn Tôn giáo trong phạm vi
của lý trí thôi.
Trước khi nghiên cứu cuốn Phê bình lý trí thực hành, tưởng cũng nên ý
thức rõ rệt về cuộc cách mạng của Kant trong lãnh vực siêu hình, cũng như
cuộc cách mạng Copernic trong lãnh vực khoa học. Triết Hy Lạp và truyền
thông Tây phương trước Kant vẫn đề cao logos, coi lý trí là cái gì tuyệt hảo
nhất trong con người. Ai cũng biết đối với Socrate thì “tội lỗi chỉ là một sự
dốt nát”: con người nhất thiết hướng về Chân Thiện Mỹ, và nếu con người
hướng về điều ác thì chỉ vì sai lầm trong công việc tri thức. Truyền thống
này rõ nhất Aristote: theo triết gia này thì ý chí con người nhất thiết tuân
theo những kết luận của lý trí. Kant có cái nhìn khác hẳn; ông cho ý chí, tức
tự do của con người là cái cao quý nhất nơi con người và cũng là cái làm
cho con người khác biệt vạn vật. Hơn nữa ý chí sinh hoạt trong một lãnh
vực khác lãnh vực của tri thức thực nghiệm: ý chí nằm trọn vẹn trong lý trí
con người, còn tri thức thì nằm nơi trí năng. Với trí năng, ta sinh hoạt và có
tương quan với vạn vật ; với lý trí, ta quyết định và chịu trách nhiệm về bản
ngã tinh thần của ta. Bởi vậy siêu hình học của Kant không dựa trên vật lý
học như Aristote, nhưng xây trên lý trí thực hành, cũng gọi là lý trí hành
động tự do.
Cần dừng lại đây một chút để hiểu thế nào là lý trí thực hành của Kant.
Có nhiều học giả đã hiểu sai, coi đó là phần thực hành của lý trí thuần túy,
nhân đó họ nghĩ rằng Kant loại vấn đề siêu hình học ra ngoài lãnh vực tri