TRIẾT HỌC KANT - Trang 320

chi phối của những định luật tất định, còn hành vi đạo đức của ta là việc của
ý chí tự do cũng gọi là lý trí thực hành.

Không những Kant phân biệt cẩn thận hai thứ lý trí, hay nói đúng hơn:

hai khả năng khác nhau của lý trí con người, lý trí thuần túy lý thuyết là
khả năng tri thức vạn vật, và lý trí thuần túy thực hành là khả năng định
đoạt về hành vi đạo đức của ta. Ông còn nhiều lần minh định về địa vị hai
khả năng này của lý trí. Ngay nơi trang đầu cuốn Phê bình lý trí thực hành,
ông viết: “Lý trí lý thuyết chỉ có thể đặt vấn đề tự do siêu nghiệm của con
người và nhận đó là một quan niệm không bất khả suy tưởng, nhưng lại
không thể quyết rằng đó là một thực tại khách quan. Quan niệm tự do, xét
như là một thực tại được chứng minh bởi một định luật xác quyết của lý trí
thực hành,
mới thực sự làm nên nòng cốt của tất cả tòa nhà hệ thông của lý
trí thuần túy và cả của lý trí lý thuyết nữa”

[189]

. Sau đó vài trang ông lại

viết về sự lý trí lý thuyết phải lệ thuộc vào lý trí thực hành như sau: “Khi ta
nghiên cứu về một khả năng nào đó của linh hồn con người, về nguồn gốc,
nội dung và giới hạn của nó, chúng ta bó buộc phải bắt đầu bằng những
thành phần của khả năng đó, vì bản tính tri thức con người bắt ta hành động
như vậy. Tuy nhiên ta còn phải chú ý đến một điểm khác, vừa triết lý hơn
vừa có tính chất cơ cấu hơn, đó là phải nắm được ý niệm về toàn thể; bởi
vậy, trong khả năng của lý trí thuần túy, ta phải để ý đến tất cả các thành
phần và sự liên hệ hỗ tương giữa các thành phần đó, luôn nhìn chúng dưới ý
niệm toàn thể đó.
Cách thức nhận định này chỉ có thể nơi những người
đạt tới một tri thức sâu xa về hệ thống. Còn những kẻ chưa bắt đầu nghiên
cứu đã thấy ngán thì không bao giờ đạt tới được tri thức cao cấp này, tức cái
nhìn tổng quát: cái nhìn tổng quát này là một cái nhìn tổng hợp tất cả những
gì đã được phân tích trước kia.
Vì thiếu cái nhìn tổng hợp này, nên không lạ
gì những người nọ đã thấy đầy rẫy những cái thủy chung bất nhất, mặc dầu
những khuyết điểm họ nêu lên không có nơi hệ thống triết học của tôi, mà
chỉ có nơi cách nhận thức lệch lạc của họ”

[190]

.

Kant vẫn chỉ coi cuốn Phê bình lý trí thuần túy là “phần dự bị cho toàn

thể hệ thống lý trí thuần túy”

[191]

, chứ chưa phải là phần siêu hình học, tức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.