thức khoa học, để rồi chỉ công nhận giá trị “thực hành” (giống như thực tế)
của sinh hoạt đạo đức. Nghĩ như vậy là sai lầm hết sức. Chỉ cần đọc mấy
trang đầu cuốn Phế bình lý trí thực hành cũng đủ thấy Kant không hiểu đây
là một thứ lý trí thực tiễn, nhưng là một thứ mà ông gọi là “lý trí thuần túy
thực hành” (raison pure partique). Hơn nữa phần đầu cuốn Phê bình lý trí
thực hành được dành để đả phá những học thuyết đạo đức muốn xây nền
trên những tôn chỉ thực tiễn cũng gọi là châm ngôn. Đối với Kant chỉ có
một nền tảng duy nhất cho sinh hoạt đạo đức xứng với bản chất tự do của
con người, đó là lý trí thuần túy. Nói cách khác, nếu trong việc hướng dẫn
sự quyết định các hành vi của mình, con người nhìn vào những sự kiện thực
nghiệm thì nhất định con người sẽ không hành động đúng lý trí: nhìn vào
những dữ kiện trần gian, con người dễ bị lái bởi những dục vọng và những
tình cảm tư riêng. Cho nên trong việc phán quyết về hành vi đạo đức, con
người tuyệt đối phải tránh sự tham gia của cảm năng và của tâm tình, để chỉ
nhìn “những mệnh lệnh tuyệt đối của lý trí”. Vậy lý trí thực hành trong
danh từ của Kant chỉ có nghĩa là lý trí liên can đến hành động nhân linh của
ta.
Như vậy, Kant phân biệt hai lãnh vực: lãnh vực của lý trí lý thuyết (raison
pure spéculative) là lãnh vực của tri thức thực nghiệm, nhắm những sự vật
trong thiên nhiên, những thực tại ta có thể tri giác được, - và lãnh vực của lý
trí thuần túy thực hành (raison pure pratique), tức lãnh vực của sinh hoạt
nhân linh và tự do, liên can đến những thực tại mà không một khoa học
thực nghiệm nào có khả năng nghiên cứu, bởi vì vượt xa khỏi tầm kinh
nghiệm giác quan của con người. Aristote đặt một tương quan giữa vật lý
học (physique) và siêu hình học (métaphysique): Ngay những chương cuối
trong cuốn “Vật lý học” của ông, Aristote đã đề cập tới Đệ nhất Động cơ và
chứng minh sự hiện hữu của “Thượng Đế*’. Trái lại Kant đặt một vực thẳm
cách biệt giữa tri thức thực nghiệm và tri thức siêu hình, giữa vật lý học và
siêu hình học. Cũng chỉ vì ông cho rằng hành vi nhân linh của ta không có
gì giống với những hiện tượng vật lý: những hiện tượng này thuộc quyền