phần triết học đích thực của ông
. ông thấy sinh hoạt siêu hình là đặc
tính của sinh hoạt của nhân linh con người, vì ở đây con người không phán
đoán về sự vật, nhưng phán đoán về hành vi và định mệnh của chính mình.
Triết Hy lạp làm người ta lầm tưởng rằng có thể dùng tri thức thực nghiệm
để giúp con người sinh hoạt đạo đức: kinh nghiệm cho thấy đó là một ảo
tưởng, vì tri thức khoa học không giúp con người nên tốt về đức hạnh. Hai
lãnh vực khoa học và đạo đức càng ngày càng tỏ ra biệt lập trong xã hội
mới. Bởi vậy Kant thử tìm cách cứu vớt khoa siêu hình học bằng cách xây
dựng nó trên những nền móng mới. Gần đây, một triết gia am tường tư
tưởng của Kant đã viết: “đối với Kant, bản chất của triết học nằm trong
phần siêu hình học. Sự phê bình của ông không có nghĩa là thay khoa siêu
hình học cổ điển bằng một học thuyết về tri thức thực nghiệm, nhưng là đặt
nền cho khoa siêu hình, mặc dầu sự lúng túng của khoa này. Sự phê bình
của ông không chống lại bất cứ sự sử dụng của lý trí, nhưng chỉ chống lại
sự sử dụng lý trí một cách lý thuyết mà thôi. Bởi vậy chủ đích của sự phê
bình là nhắm xây dựng khoa siêu hình học trên nền tảng luân lý”
. Rồi
trong một cuốn sách nhỏ mà có giá trị lớn,
J. Lacroix cũng nhận định một cách dứt khoát về vấn đề này: “Cũng như
các triết thuyết vĩ đại, triết học Kant đã bắt nguồn từ một kinh nghiệm siêu
hình học. Theo ông không thể có tất định ở ngoài lãnh vực kinh nghiệm,
cũng như không có trách nhiệm ở ngoài sinh hoạt đạo đức. Tính chất tất
định cũng như tính chất trách nhiệm luận lý đều được ta nghiệm thấy một
cách tiên thiên như một cái gì mà nếu không có thì không thể có tri thức và
cũng không thể có đạo lý: hai tính chất này nêu rõ lý trí con người. Nhưng
công việc nêu rõ này chỉ có thể hiện hoàn toàn nơi sinh hoạt đạo đức của
con người thôi. Như vậy siêu hình học là một tri thức đạo đức, vì nó liên
can đến đời sống con người: nó phát xuất từ kinh nghiệm sinh hoạt và kinh
nghiệm sống, tức là thứ kinh nghiệm sinh hoạt ban cho ta và do sinh hoạt
mà có ý nghĩa”
Vì sinh hoạt siêu hình, tức sinh hoạt đạo đức, nằm trong lý trí thực hành,
nên cuốn Phê bình lý trí thuần túy chỉ có nhiệm vụ vạch cho thấy sự bất lực