“một thứ cảm giác đạo đức định đoạt cho quy luật luân lý, chứ không phải
lý trí định đoạt: ý thức đạo đức của ta được gắn liền với một sự thỏa thích
cũng như ý thức tội ác gắn liền với rối loạn và đau khổ của tâm hồn”
.
Khi đề cập đến thứ tình cảm đạo đức này trong cuốn “Những nền tảng”,
Kant tỏ ra khinh chê những người chủ trương như thế, và gọi họ là “những
người không có khả năng suy nghĩ, nên đã kiếm cách giải gỡ bằng tình
cảm: nhưng đây là công việc của các quy luật phổ thông, cho nên tình cảm
là thứ tùy mỗi người có thể đưa ra một cái mức được mọi người chấp
nhận?”
“ông không coi thường tình cảm đạo đức”. Trái lại ông nghĩ:
“chúng ta có bổn phận gây dựng và nuôi dưỡng tình cảm này, vì nó thực
xứng tên là tình cảm đạo đức. Nhưng ông chống lại những thuyết muốn lấy
tình cảm này làm nguyên tắc cho sinh hoạt đạo đức, bởi vì, theo ông, “quan
niệm bổn phận không thể do tình cảm này: nếu ta cho quy luật đạo đức là
tình cảm thì ta sẽ thay quan niệm bổn phận bằng một thứ bàn cờ, một sự
giằng co giữa những xu hướng tế nhị và những xu hướng đôi khi rất thô
tục”
.
Sau đó Kant bàn đến sự thưởng phạt trong hiến pháp. Để bảo toàn trật tự
chung, mỗi đoàn thể phải có quy chế và mỗi đoàn thể có bổn phận tuân theo
những gì mà mọi người đã quy định. Nhân đó, ai phạm đến những quy ước
kia, đều phải bị trừng trị. Tuy nhiên chúng ta không nên nghĩ rằng tội với
hình phạt có thể đền bù cho nhau, nghĩa là hễ phạt xong thì cũng sách tội.
Thực ra không thiếu gì những người tự cho mình là đạo đức mà vẫn buôn
lậu, vẫn trốn thuế: họ nghĩ rằng đó là những thứ tội do công ước tạo nên,
cho nên hễ bị cảnh sát bắt thì chịu phạt, thoát sự kiểm soát thì không còn tội
tình gì hết. Quan niệm đạo đức như thế liều mình đưa con người đến những
tính toán bậy bạ và mất hẳn lương tâm. Hơn nữa nguyên tắc đạo đức đó sẽ
đặt con người dưới sự chi phối của lợi ích cá nhân, và còn làm cho con
người trở thành một thứ trò chơi may rủi: “Nếu coi sự thưởng phạt như một
cái máy đặt trong tay một uy quyền với mục đích là cưỡng bách mọi người
bước tới chỗ an lành, tức cũng là giảm ý chí con người thành một bộ máy
không có tự do nữa”
.