Ai cũng dễ nhận thấy tính cách “ thày đồ” của Kant khi ông kê khai
những lý do trong đồ biểu trên đây. ông có tính hay làm biểu thống kê: biểu
thống kê những phạm trù của tri năng thuần túy được coi là một thành công,
còn biểu thống kê các lý do đạo đức trên đây bị coi là không mấy chắc
chắn.
Trong số 6 lý do bị coi là không chính đáng, Kant dành nhiều thì giờ
trong cuốn Phê bình lý trí thực hành để đả phá “tình cảm vật lý” của
Epicure: tình cảm vật lý đây là lợi ích và hạnh phúc cá nhân. Có lẽ đó là lý
do mạnh nhất và nham hiểm nhất, ông bắt đầu bằng câu: “Lấy hạnh phúc
bản thân làm nguyên tắc đạo đức, là đi trái ngược hẳn với nguyên tắc đạo
đức?
Sau đó ông nói: giả tỉ chúng ta có một người bạn thân, ta vẫn mến
phục trọn vẹn, nay anh ấy cho biết đã làm chứng gian cho một người để
khỏi phiền luỵ đến bản thân; rồi ảnh kể ra những suy tính khôn ngoan để
khỏi bị bại lộ, cũng như nhờ đó mà ảnh khỏi liên luỵ và cũng không sinh
hại cho một đệ tam nhân; ảnh nói: “đã làm như thế để chu toàn bổn phận
làm người của ảnh. Nghe thế, chắc ta sẽ cười vào mũi ảnh, hoặc ta sẽ quay
mặt đi một cách kinh tởm”
. Tai sao thế? Tại ta thấy người bạn không
còn ngay chính nữa, không còn đáng mến phục nữa, và ta không chịu nổi
khi anh ta còn đưa ra những luận điệu để tự bào chữa về hành vi thiếu đạo
đức. Tình cảm chỉ có thể là cố vấn gian hùng, và hạnh phúc bản thân luôn là
tôn chỉ xấu. Cả khi tôn chỉ được nhiều người coi là tự nhiên và phổ thông,
thì nó vẫn xấu như thường: “Nguyên tắc hạnh phúc có thể cho ta những
châm ngôn, nhưng châm ngôn của nó không bao giờ có thể trở thành quy
luật cho ý chí, cho dù hạnh phúc nói đây là hạnh phúc của mọi người. Thật
vậy, người ta chỉ biết hạnh phúc do những dữ kiện của kinh nghiệm, và mỗi
người chỉ phán quyết theo cảm tưởng của mình, cho nên từ kinh nghiệm đó
người ta chỉ có thể rút ra những luật lệ tổng quát (règles gẻnérales) chứ
không bao giờ rút ra được những luật lệ phổ quát (règles universelles)”
.
Một nguyên tắc hành động có tính chất chủ quan nữa là: tình cảm đạo
đức (le sentiment moral). Đây là chủ trương của những người cho rằng