TRIẾT HỌC KANT - Trang 414

Không thấy Kant bàn luận thêm gì về giáo dục xét như nguyên tắc đạo

đức, nhưng chúng ta dễ hiểu tại sao ông lên án những người coi giáo dục là
một nguyên tắc đạo đức. Nên nhớ ông xếp giáo dục vào một số những
nguyên tắc chủ quan và bên ngoài, nghĩa là do người khác dạy ta có những
quyết định đạo đức như thế này thế nọ. Tất nhiên ông không phủ nhận vai
trò hữu ích và cần thiết của giáo dục, nhưng ông chông lại những quyết
định đạo đức xây dựng trên giáo dục, vì như thế có nghĩa là con người hành
động vì người khác bảo mình hành động như thế. Ai cũng biết câu nói nửa
chơi nửa thật của Descartes: “Tôi theo tôn giáo của xứ sở tôi”. Và lần khác
ông lại nói: “Tôi theo tôn giáo của vú tôi”. Những quyết định hành động
của ta phải bắt nguồn nơi lý trí thuần túy cũng gọi là ý chí tự do: những
hành vi này phải do chính ta đảm nhận, cho nên có thể giáo dục mở mắt
khai tâm cho ta, nhưng khi quyết định thì ta phải ý thức rằng chính ta quyết,
chứ không phải cha mẹ, hay vú, hay ông thầy ta bảo ta quyết.

Còn hai nguyên tắc được Kant liệt vào loại khách quan là: sự toàn hảo và

ý chí của Thượng Đế. Sở dĩ ông gọi sự toàn hảo là lý bên trong, vì “sự toàn
hảo là một phẩm tính của con người”. Những người chủ trương thuyết này
cho rằng con người phải quyết định hành động bởi vì sự toàn hảo là một lý
do thúc đẩy con người.
Nhưng Kant cho rằng “toàn hảo là một ý tưởng
trống rỗng và bất định”

[269]

, không có khả năng thuyết phục ý chí ta. Tuy

nhiên ông cho rằng chủ trương trên đây còn khả trợ hơn chủ trương của
những người lấy ý chí Thượng Đế làm nguyên tắc, bởi vì “ta không có
phương tiện nào để biết rõ ý của Thượng Đế, nên ý của Thượng Đế thường
chỉ là chính của ta
; nhân đó ta thường biểu tượng ý Thượng Đế với bao
nhiêu hình ảnh về dục vọng và ghen nhét, thật là trái với tính chất đạo đức”

[270]

. Và ông viết thêm rằng những lý do của các nhóm này đưa ta để biện

hộ lập trường họ, thực là giả tạo và yếu ớt, chính họ cũng cảm thấy như vậy,
nên chúng ta không cần mất thời giờ để phê bình. Trong cuốn Phê bình lý
trí thực hành,
ông còn nói thêm về lập trường những người lấy ý Thượng
Đế làm nguyên tắc rằng: đó chẳng qua chỉ là một trá hình của thuyết
Epicure, vì những người này cũng chỉ quyết định hành động của họ với mục

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.