con người luôn nhắm đạt tới sự thiện dưới mọi hình thức khả giác. Đổ là ý
nghĩa câu nguyên tắc trên kia: “Ta không ước muốn cái gì, nếu không thấy
nó tốt”. Theo Kant, tất cả những cái tốt cái thiện như thế đều đánh vào dục
vọng của ta, nên các quyết định của ta không được coi là tự do. Vậy không
thể theo các học thuyết này. Muốn tránh sự ngoại trị này và bảo toàn sự tự
trị của ý chí, thì ý chí phải quyết định mà không cần có đối tượng, nghĩa là
quyết định theo hình thức của quy luật đạo đức, bởi vì: “Một là ta quyết
định chiếu theo nguyên tắc của lý trí, không xét gì đến những đối tượng có
thể có cho ý chí ta: khi đó quy luật đạo đức quyết định trực tiếp cho ý chí ta,
và hành động của ta sẽ được coi là tự nó tốt lành, đồng thời ý chí được coi
là tuyệt đối tốt lành. Hai là nguyên tắc quyết định ý chí ta phải dựa vào một
đối tượng có trước đó, mà đối tượng này có tính chất làm cho sướng hay
khổ: ý chí ta quyết định chiếu theo những xu hướng đó, và tôn chỉ hành
động của ta không thể nào được coi là quy luật đạo đức”
.
Chỉ khi ta quyết định hành động chiếu theo quy luật đạo đức phổ quát, ta
mới bảo toàn sự tự trị và tự do của con người chúng ta. Nhân đó Kant đưa
ra bảng kê “những phạm trù của tự do” sau đây:
Bảng kể những phạm trù của tự do liên quan với những quan niệm thiện
và ác:
a. Lượng tính:
Chủ quan, chiếu theo những châm ngôn (ý nghĩ thực hành của cá nhân).
Khách quan, chiếu theo những nguyên tắc (Lệnh truyền).
Nguyên tắc tiên thiên khách quan và chủ quan của tự do (Những qui luật
đạo đức).
b. Phẩm tính:
Những luật lệ thực hành cho hành động.
Những luật lệ thực hành cấm đoán.
Những luật lệ thực hành miễn trừ. c. Tương quan
Liên can đến nhân cách.