TRIẾT HỌC KANT - Trang 486

với quy luật đạo đức là động lực đạo đức duy nhất, và cũng là động lực
không ai chối cãi được: đó là một thứ tình cảm không áp dụng vào một thứ
đối tượng nào hết, nhưng chỉ áp dụng cho nguyên tắc đạo đức mà thôi”

[300]

.

Ta đã tìm thấy động lực của các hành vi đạo đức đích thực: niềm, tôn

kính của ta đối với sự cao siêu của quy luật đạo đức. Kant gọi nó là một tình
cảm: gọi thế vì một đàng ý chí ta mạt sát những xu hướng ở trong ta, bắt
chúng hạ mình dưới mệnh lệnh của đạo đức, và đàng khác cũng vì lý trí ta
ngưỡng mộ một hình thức đạo đức như thế. Động lực này quả là một sức
thúc đẩy quyết liệt, và chức vụ của nó rất là thích ứng. Đó là hai ý tưởng
của Kant quảng diễn như sau:

1) "Sự tôn kính chỉ áp dụng cho những nhân vị, không khi nào áp dụng

cho những sự vật”

[301]

. Sau khi nhắc lại câu của Fontenelle: “Đứng trước

mặt ông lãnh chúa tôi cúi đầu,nhưng tâm trí tôi không có cúi”. Kant viết
tiếp: “Tôi thêm rằng: Đứng trước một người hạ cấp, quê mùa và bình dân,
nhưng đức tính lại ngay thẳng đến mức mà tôi cũng nhận là tôi không có,
thì tâm trí tôi cúi xuống, và tự nhiên như thế, mặc dầu bên ngoài tôi vẫn cất
cao cái đầu để anh ta đừng quên tôi là người trên”

[302]

. Không thế, tôi

không phải là người, hoặc tôi mất hẳn khả năng phán đoán: con người ta
thấy vẻ cao quý của đạo đức, dầu là nơi người hạ cấp, dầu là nơi kẻ thù
địch, thì thái độ tự nhiên là kính phục. Bởi vậy “sự tôn kính là nợ ta trả cho
những hành vi đáng trọng, và ta trả dầu muốn dầu không
; nếu bên ngoài ta
có thể không để lộ đâu gì, nhưng bên trong ta không thể không cảm thấy
niềm kính phục đó”

[303]

.

2) Vừa gây niềm kính phục, quy luật đạo đức vừa gây một áp lực cưỡng

hách ta thi hành những gì do quy luật đạo đức truyền. Đó chính là ý nghĩa
chữ “bổn phận”: bổn phận là phải làm (devoir). Và phải làm một cách tuyệt
đối, bởi vì đây không có sự lựa chọn nào khác. Ý nghĩa của quy luật đạo
đức chỉ là: tôi phải làm việc này, vì đây là một việc mà bất cứ ai trong hoàn
cảnh của tôi cũng nhất thiết phải làm thì mới được coi là con người có lý trí.
“Sự tôi phải thi hành luật đạo đức thì gọi bổn phận": và bổn phận hàm ý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.