những gì ta tri thức bằng trí năng và cảm giác: nay phải nói đến những thực
tại thuộc lãnh vực tự thân, ngôn ngữ của ta tỏ ra lúng túng và thiếu thốn. Đó
là một điều dĩ nhiên. Nhưng đó cũng là một khuyến cáo để ta đừng vô tình
lẫn lộn niềm hạnh phúc của đạo đức (mà Kant gọi là sự thỏa lòng) với hạnh
phúc được coi là miếng mồi của dục vọng.
Đến đây, khoa đạo đức học của Kant đã hiện hình khá rõ rệt và đầy đủ.
Chúng ta thấy thuyết này khá quân bình và thực tế, biết nhìn đủ các khía
cạnh của bản chất con người, và đã không hy sinh con người thực tế cho
một con người đạo đức quá xa vời như người ta đã nhiều lần tố cáo ông. Sự
thiện toàn hảo không được gọi là toàn hảo nếu nó không làm thỏa niềm
mong ước thầm kín của lòng người: niềm mong ước được hạnh phúc. Cho
nên Kant đã nhiều lần viết: “Nhân đức và hạnh phúc cùng nhau cấu tạo nên
sự thiện toàn hảo cho một con người”
. Và hai yếu tố này không thể lìa
nhau vì đã được liên kết trong một tổng hợp tiên thiên.
Hành vi đạo đức là sự thể hiện một cái gì tự thân nơi thế giới hiện tượng
này. Và sự thể hiện hoàn toàn của trật tự đạo đức (tự thân) nơi một con
người đạt đạo, tất nhiên sẽ kèm theo một tình trạng “phối thiên” mà đức
Khổng đã nói: mình sống hợp ý trời và hành động chung với trời, và nhân
đó mình cảm thấy thanh thản ung dung và khoái trá. Sự khoái trá này nói
lên sự con người đã được giải thoát những chi phối của dục vọng để vươn
tới mức làm người đích thực.
TIẾT II: NHỮNG ĐỊNH ĐỀ CỦA LÝ TRÍ THUẦN
TÚY THỰC HÀNH
Để chuẩn bị cho sự giải quyết những vấn đề khó khăn liên can đến sự bất
tử của linh hồn và sự hiện hữu của Thượng Đế, Kant thấy cần nhắc lại một
lần nữa về tính chất thuần túy của lý trí thực hành, bởi vì có thế lý trí thực
hành mới thực sự được đặt lên trên lý trí thuần túy lý thuyết và được coi là
trụ chốt của lý trí con người. Sự quan tâm của Kant không phải là thừa, vì
nhìn vào đại đa số các tôn giáo, ta thấy gì? Thấy những hình ảnh rất trần tục
về cõi đời sau. Đúng như Kant nói về "thiên đàng của Mahomet”, một thứ