mình, chứ không thể làm những gì vượt quá sức đó: hết sức, con người có
thể tự chế để sinh hoạt đúng theo quy luật đạo đức và sinh hoạt như thế suốt
đời, nhưng đã là người ai cũng kinh nghiệm thấm thía rằng “mưu sự tại
nhân, thành sự tại thiên”: mình làm hết sức mà trời không cho thì cũng chịu.
Vậy con người vẫn tin có Trời, có Thượng Đế. Ngài là bảo đảm cho sinh
hoạt đạo đức của ta. Người tài đức có thể gặp thất bại, gặp rủi, mà không
hại gì đến sự thiện toàn hảo họ theo đuổi, bởi vì hạnh phúc của con người
nhân đức không ở tại những thắng lợi vật chất, nhưng ở sự vui thỏa vì đã
hành động đàng hoàng. Tuy nhiên con người ai cũng tin tưởng rằng rồi ra,
kết cục, Trời bao giờ cũng ban trợ người lành, và nguyên cái vui thỏa vị sự
thiện cũng là một vui thỏa lớn rồi: “Cứ phá bỏ được những dục vọng bên
ngoài thì sẽ thấy cái thiện căn bản của lòng mình được no đầy” (Trung
Dung, chương I: Dĩ khử phù ngoại dụ chi tư, nhi sung kỳ bản nhiên chí
thiện). Thế nhưng đây mới chỉ là cái hạnh phúc của người quân tử nơi trần
gian này, khi mà nhân đức chưa phải là chí thiện và hạnh phúc chưa phải là
toàn phúc. Còn khi con người, nhờ mức tiến triển mãi tới vô cùng và đạt tới
mức đạo đức hoàn toàn, thì con người cũng hy vọng sẽ đạt tới hạnh phúc
tròn đầy, tức toàn phúc. Con người chỉ có thể thực hiện cuộc đời đạo hạnh,
còn như việc thực hiện cái toàn phúc kia, thì con người chỉ có thể hy vọng
nơi Thượng Đế: “Khoa đạo đức, nói đúng ra, không phải là môn dạy cho ta
biết làm thế nào để được hạnh phúc, nhưng là làm thế nào để đáng được
hạnh phúc. Chỉ khi nào ta bước vào tôn giáo, ta mới có hy vọng một ngày
kia được dự phần hạnh phúc mà ta đã tỏ ra xứng đáng”
. Bao lâu ta chưa
tin có Trời, có Thượng Đế, hành vi đạo đức của ta có thể vẫn giữ được bản
chất của nó, và như vậy ta vẫy ý thức rằng mình đáng được hạnh phúc, vì
hạnh phúc có liên hệ mật thiết với nhân đức. Nhưng có gì bảo đảm là cái
đáng lý này, nghĩa là cái đáng hạnh phúc này, sẽ trở thành một sự thực? Con
người không nắm được trong tay những điều kiện để thực hiện hạnh phúc
đó.
Vì ý thức được sự bất lực của con người, nên những thuyết đạo đức cổ
kim, mà Kant coi là những thứ đạo đức nửa vời, đã làm hỏng lý tưởng đạo