vật tự thần, một sinh hoạt tự do, một cứu cánh tự nơi mình. Lý trí lý thuyết
là điều kiện cho một kinh nghiệm thực nghiệm, tức kinh nghiệm khoa học
ta có về các đối tượng. Còn lý trí thực hành là điều kiện cho phép ta có một
kinh nghiệm siêu hình, tức kinh nghiệm ta có về những thực tại tự thân như
linh hồn và Thượng Đế. Bởi vậy, các học giả như Lacroix nghĩ rằng: “Nơi
những mệnh lệnh tuyệt đối của qui luật đạo đức, ta có một kinh nghiệm siêu
hình thực thụ về Thượng Đế. Tôi nghiệm thấy Ngài là một hữu thể có lý trí,
đầy đủ quyền lợi và không bị giới hạn bởi một bổn phận nào, và Ngài giới
hạn các hữu thể có lý trí khác bằng những lệnh truyền của Ngài. Bởi vì có
mệnh lệnh của công lý nên phải có Thượng Đế
>
. Mệnh lệnh của công
lý là gì, thì ta biết rồi: đó là mệnh lệnh đạo đức dạy con người phải sinh
hoạt xứng với loài có lý trí, và như thế có nghĩa là mình phải luôn hành
động làm sao để tôn chỉ hành động của mình đáng được nêu lên làm qui
luật hành động cho mọi hữu thể có lý trí. Hành động như vậy, con người
biết chắc mình sẽ đi tới sự thiện toàn hảo, nếu không đạt được ở đời ngắn
ngủi này, thì sẽ đạt được trong một cuộc sống kéo dài sau khi chết (linh hồn
bất tử). Tuy nhiên sinh hoạt đạo đức chỉ làm cho ta đáng được hạnh phúc
thôi, chứ chưa có gì thực sự tạo nên hạnh phúc đó cho ta. Một người dân có
công lớn trong việc cứu vãn hoặc làm vẻ vang quê hương: nếu không có vị
tổng thống sáng suốt và công minh thì trông trì có sự đền đáp xứng đáng?
Bởi vậy, theo tư tưởng của Kant, tin vào lý trí thực hành của con người là
tin có Thượng Đế rồi đó.
Theo dõi những lời lẽ của Kant, ta thấy ông coi Thượng Đế là yếu tố tất
yếu của hạnh phúc con người, của sự thiện toàn hảo của con người. Không
có Thượng Đế, con người không thể thực hiện được sinh hoạt đạo đức của
mình, và như vậy sẽ không có con người như là một hữu thể có lý trí nữa.
Sau đây là sự trình bày của ông:
1) Trước hết ông quả quyết: ta không dựa vào những duyên cớ khả giác,
nhưng chỉ dựa vào lý trí thực hành để nhận rằng bản chất của sinh hoạt đạo
đức buộc ta phải nhận có linh hồn bất tử, vì có thế mới thực hiện được cùng
đích của đời người. Và “cũng quy luật đạo đức này dẫn ta tới chỗ công nhận