yếu tố thứ hai của sự thiện toàn hảo, tức hạnh phúc tương xứng với nhân
đức: yếu tố thứ hai này là sự hiện hữu của Thượng Đế
Tại sao lại phải công nhận như thế? Tại sao Thượng Đế lại là điều kiện
của hạnh phúc con người ? Câu trả lời của Kant giúp ta có cái nhìn bao quát
trên hai thế giới khả giác và khả niệm. Đại ý ông nói: hạnh phúc con người
ở chỗ “trong suốt cuộc sống, mọi cái đều xảy ra đúng như lòng mong ước:
như vậy hạnh phúc đòi hỏi sự hòa hợp giữa thiên nhiên và mục tiêu của con
người, và đặc biệt là với nguyên tắc quyết định của ý chí con người”
.
Nói cách khác, hạnh phúc chi là sự thực hiện một mong ước chính đáng. Ở
đây, mong ước chính đáng của con người là nhân đức phải được kèm theo
bằng hạnh phúc tương xứng. Nhưng con người chỉ có thể thực hiện nhân
đức mà không có khả năng tạo nên hạnh phúc thực sự cho mình bởi vì “con
người sinh hoạt trong thế giới, nhưng lại không phải là nguyên nhân tác tạo
nên thế giói và thiên nhiên”
. Vậy để những ước vọng chính đáng của
con người trở thành sự thực, thì nhất thiết phải có một vị được coi là sáng
tạo nên vũ trụ, đồng thời là tác giả của quy luật đạo đức và thế giới khả
niệm: chính nơi vị đó ta thấy sự thể hiện tuyệt diệu của hai thế giới, vì ngài
là tác giả của cả hai. “Trong chính quy luật đạo đức, không có một nguyên
tắc nào của sự liên kết tất yếu giữa nhân đức và hạnh phúc. Nhưng vấn đề
thực hành của lý trí thực hành, tức là trong sự theo đuổi sự thiện toàn hảo,
con người vẫn giả thiết rằng nhân đức và hạnh phúc liên hệ mật thiết với
nhau: ta phải có thể thực hiện hạnh phúc. Như vậy con người giả thiết phải
có một nguyên nhân ở ngoài vũ trụ và đã tác thành vũ trụ: nơi ngài có
nguyên tắc của sự liên kết tất yếu giữa hạnh phúc và đạo đức”
Như vậy, quan niệm Thượng Đế là tác giả vũ trụ và là bảo đảm cho sinh
hoạt đạo đức của ta. Không có Thượng Đế, nhân đức sẽ không chắc gì đưa
ta tới sự thiện toàn hảo, và như vậy sinh hoạt đạo đức chỉ là một ảo mộng,
tự do chỉ là một ý tưởng ngộ nghĩnh. Như vậy chấp nhận có Thượng Đế là
“một điều tất yếu cho sinh hoạt đạo đức”
. Để giải thích đầy đủ quan
điểm của ông, Kant thường nói nhân đức chỉ làm cho đáng hạnh phúc thôi,
chứ không làm cho được hạnh phúc. Con người chỉ có thể làm hết sức của