TRIẾT HỌC KANT - Trang 504

triết học cũng mang lại một niềm hy vọng đầy an ủi gần giống như một
niềm tin, tin rằng sau khi chết con người đã sống theo luật đạo đức sẽ đạt
tới sự thánh thiện và bậc toàn phúc trong một tương lai ở bên kia thế giới
khả giác này.

Bây giờ có thể kết thúc phần bàn về linh hồn bất tử với nhận định của E.

Bréhier về triết học Kant: “Công nhận linh hồn bất tử có nghĩa là tin có
cuộc sống bên kia thế giới, đó bản tính con người sẽ thích ứng hoàn toàn
với qui luật đạo đức. Tin có Thượng Đế là tin có một hữu thể tối cao, vừa là
vị sáng tạo nên thiên nhiên vừa sắng tạo nên qui luật đạo đức; nơi Ngài ta sẽ
thấy nền tảng cho một sự hòa hợp hoàn toàn giữa nhân đức và hạnh phúc”

[336]

. Công nhận linh hồn bất tử là công nhận con người có lý trí: lý trí buộc

ta công nhận linh hồn bất tử thì mới hiểu được bản chất tự do và ý nghĩa
cuộc đời. Nhân đó khi bàn thêm về điểm này. Kant đưa ra ý kiến nữa: lý trí
thực hành giải quyết thỏa mãn những gì mà trước kia lý trí lý thuyết chỉ nêu
lên mà không giải đáp được, tuy nhiên sự giải đáp của lý trí thực hành
không thực sự giải quyết những vấn đề của lý trí lý thuyết. Như thế nghĩa là
làm sao? Chúng tôi xin trả lời sau đây:

1) Trước hết lý trí thực hành đã giải đáp những nghi vấn của lý trí lý

thuyết. Ta biết lý trí thuần túy bị vướng lại nơi những vấn đề của tâm lý duy
lý, vũ trụ học duy lý, và thần học duy lý. Lý trí lý thuyết không thể quyết và
cũng không thể chối linh hồn có bất tử không, nghĩa là con người có đồng
nhất tính số học không ? Nay thì lý trí thực hành đã giải đáp đó là một điều
nhất thiết ta phải công nhận thì mới bảo toàn được ý nghĩa sự tự do và sinh
hoạt đạo đức của con người. - Thứ đến, lý trí thuần túy không thể cho ta
biết có thế giới khả niệm, một thế giới khác với thế giới thiên nhiên này
không, đồng thời cũng không thể nói cho ta biết ngoài những sự vật nằm
dưới sự chi phối của luật nhân quả tất định, còn có những thực tại tự do
không? Nay thì lý trí thực hành đã trả lời rõ ràng cho ta hay về thế giới khả
niệm và thực tại tự do của con người. - Sau hết, lý trí thuần túy có đặt vấn
đề Thượng Đế, nhưng các giải đáp của khoa thần học duy lý chứa đầy ngụy
biện, không thuyết phục được ta. Trái lại, như ta sẽ bàn luận đầy đủ sau đây,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.