TRIẾT HỌC KANT - Trang 502

cầu của con người: Kant cho đó là một niềm lạc quan ngây thơ vì không xá
chi những đòi hỏi sâu xa của con người về sinh hoạt tinh thần, như đạo đức
và phẩm giá

[332]

.

Như vậy Kant chủ trương con người không thể đạt tới mức đạo đức toàn

hảo đời này, nhưng con người có thể thực hiện điều này trong một sinh
hoạt kéo dài đến vô cùng: sinh hoạt dài vô cùng này, chính là bất tử tính của
linh hồn. Đó là ý nghĩa câu: “Sự tiến triển vô cùng kia chỉ có thể có, nếu ta
chấp nhận rằng các hữu thể có lý trí có một hiện hữu và một nhân cách
trường tồn vô hạn: ta gọi đó là sự bất tử của linh hồn”

[333]

.

Sau khi đã chứng minh có linh hồn bất tử, bởi vì thiếu sự bất tử này thì

con người không thể thực hiện được mức thánh thiện và do đấy không đạt
được sự thiện toàn hảo, bây giờ Kant lại trình bày cho thấy ông nghĩ gì về
cuộc sinh hoạt bất tử này. Tất nhiên ta có thể đoán trước Kant sẽ không thể
nói gì nhiều về vấn đề quá siêu việt này, nếu ông chỉ đứng trên bình diện
triết học và không ăn gian sang lãnh vực tôn giáo. Ta có thể an tâm rằng
Kant không bao giờ ăn gian sang phía tôn giáo, vì triết của ông là triết phê
bình. Nơi cả ba đoạn văn đề cập đến cuộc sinh hoạt ở bên kia thế giới,
nghĩa là sau cái chết của ta, Kant đều chỉ dùng những câu như “sự tiến triển
kia phải được tiếp tục bao lâu ta còn sống và cả sau cuộc đời này nữa”.
Alquié đã đưa ra một giải thích của riêng ông khi ông quyết rằng “quan
niệm về bất tử của Kant khác với những quan niệm thường thấy nơi các tôn
giáo, bởi vì đây là một quãng thời gian vô cùng, diễn ra trong một chuỗi vô
hạn những cuộc đời khả giác”

[334]

. Quan niệm về một chuỗi những cuộc

đời kế tiếp nhau không phải là không xuất hiện trong tư tưởng triết học Tây
phương. Ai cũng biết Platon đã chủ trương một thứ luân hồi như vậy.
Nhưng làm sao Kant có thể chủ trương như thế được ? Sự phê bình quá chặt
chẽ của ông đối với tất cả những gì vượt quá tầm lý trí con người không cho
phép ta giải thích như Alquié, bởi chủ trương luân hồi là chủ trương một
điều vượt quá khả năng tri thức của ta. Hơn nữa, nếu như chính Alquié đã
công nhận trên đây, Kant có ý niệm về linh hồn bất tử là do ảnh hưởng đạo
Kitô và cũng do triết lý của ông, thì ta càng không thể chấp nhận cách giải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.