nhất thiết ta phải chấp nhận sự tiến triển đó như là đối tượng thực tại của ý
chí ta”
Nhìn vào nội dung câu trên đây cũng như những ý tưởng được Kant trình
bày về đề tài này, ta thấy ông quả quyết linh hồn bất tử là điều kiện tất yếu
của sinh hoạt đạo đức, và sự bất tử này được quan niệm như một sự trường
tồn vô cùng của nhân vị con người.
Tại sao linh hồn bất tử lại là điều kiện thiết yếu của sinh hoạt đạo đức ?
Bởi vì ta đã nhận rằng con người chỉ đạt tới sự thiện toàn hảo một khi các ý
hướng của ý chí được coi là hoàn toàn thích ứng với qui luật đạo đức: sự
thích ứng hoàn toàn như thế có tên là sự thánh thiện (tức chữ thành của đức
Khổng trên kia). Kant đã nói chỉ mình Thượng Đế là thánh. Nhưng ông
cũng viết nơi câu liền trên rằng: con người chỉ đạt tới mục tiêu đời sống đạo
đức (tức sự thiện toàn hảo) khi đạt tới sự thánh thiện. Làm sao con người có
thể đạt tới mức thánh thiện? Con người may lắm có thể hướng về nẻo thánh
thiện, chứ làm sao mà đạt được? Thế nhưng đức Khổng lại đồng ý với Kant
để quyết rằng con người có thể trở nên “thành” như Trời: bản tính Trời là
vẫn thành, còn như con người ta thì có thể trở nên thành (Thành giả, Thiên
chi đạo đã, Thành chi giả, Nhân chi đạo đã). Tuy nhiên Kant khác và chống
lại lập trường của tất cả các triết thuyết, nhất là các học thuyết Hy lạp, vì
các thuyết này chủ trương con người có thể thực hiện được cái “chí thiện”
ngay ở trần gian này: “Nếu ta nhìn kỹ những chê trách của Kant đối với các
học thuyết đạo đức Hy Lạp, thì thấy đây là điều ông chỉ trích: ông cho rằng
họ không thể giải quyết vấn đề, bởi vì họ thiếu ý niệm về một thế giới khác.
Ý niệm về thế giới bên kia vừa đến với Kant do đạo Ki-tô, vừa đến với ông
do chính triết học của ông là triết học về thế giới tự thân”
. vẫn theo
Kant, các triết gia Hy Lạp không biết đến một thế giới bên kia, nên khi giải
quyết vấn đề đạo đức, họ bó buộc hoặc là hạ thấp quan niệm về hạnh phúc
(lấy một hạnh phúc giác quan làm đủ) hoặc là hạ thấp quan niệm về đạo
đức (lấy một đạo đức chưa hoàn toàn làm đủ). Rồi Kant chỉ trích luôn các
triết gia của “thời đại ánh sáng”, tức thế kỷ 18 của ông, vì họ tin tưởng rằng
khoa học thực nghiệm với những kỹ thuật tân tiến sẽ làm thỏa mãn mọi nhu