PHẦN THỨ NHẤT SINH HOẠT TRI THỨC
CỦA CON NGƯỜI?
Kant được coi là người đầu tiên trong lịch sử loài người đã đứng ra
nghiên cứu về khả năng cũng như giới hạn của tri thức con người. Như ông
đã nhắc đi nhắc lại, ông không muốn mất thời giờ để phê bình học thuyết
này chủ nghĩa kia, cuốn sách này hay khảo luận khác, nhưng ông nhắm phê
bình chính công việc và khả năng tri thức của lý trí con người mọi nơi và
mọi thời. Ông đã làm công việc này trong cuốn Phê bình lý trí thuần túy.
Đây là cuốn đầu trong một bộ ba cuốn Phê bình đúc thành hệ thống triết
học Kant. Đây cũng là cuốn sách dày nhất và khó hiểu nhất. Phải chăng vì
thế nhiều người đã dừng lại ở đây, không đi xa hơn được nữa để cùng với
Kant nhìn xem toàn hệ thống ? Phải chăng vì thế người ta đã vội coi cuốn
Phê bình lý trí thuần túy là tất cả triết học Kant ? và rồi quả quyết rằng, đối
với Kant, không thể có khoa Siêu hình học.
Thực ra, nếu dừng lại nơi cuốn Phê bình lý trí thuần túy này, người ta rất
có thể có cảm tưởng rằng không thể có khoa Siêu hình học, bởi vì chủ ý của
Kant trong cuốn này là chứng minh rằng không thể có khoa Siêu hình học
theo kiểu một khoa học thực nghiệm. Tuy nhiên người ta quên rằng, đối với
Kant, cuốn Phê bình lý trí thuần túy mới chỉ là dự bị dẫn vào triết học của
ông thôi. Chính cuốn Phê bình lý trí thực hành mới là trung tâm và then
chốt, và nơi đó Kant đã xây dựng khoa Siêu hình học trên những nền tảng
mới.
Sinh hoạt tri thức là phần sinh hoạt quan trọng trong đời sống con người.
Nhưng con người có khả năng tri thức tất cả mọi sự không ? Bởi vậy Kant
mời ta đọc cuốn Phê bình thứ nhất của ông với tinh thần thận trọng của ông.
Ông viết: “Lý trí cần phải lo tính công việc khó khăn hơn cả là tự biết mình,
thiết lập một tòa án để bảo đảm những yêu sách chính đáng cũng như để lên
án những chiếm đoạt vô bằng của lý trí, và không thực thi công việc này
một cách tự nhiên, nhưng là chiếu cố những định luật ngàn đời và bất di bất
dịch. Tòa án đó chính là cuốn Phê bình lý trí thuần túy này vậy. Tôi không