là trực giác lãnh hội những thực tại hiện đã có đấy rồi. Cái nhìn của Thượng
Đế làm cho có sự vật ; cái nhìn của ta chỉ làm cho sự vật trở thành hiện
tượng cho ta, làm cho vạn vật có thêm một cái gì trước đó chưa có: đó là
tương quan của chúng với ta
Như vậy khoa Vật lý khác khoa Toán học ở một điểm quan trọng: một
bên không cần đến kinh nghiệm, một bên là khoa học về kinh nghiệm. Điều
khó hiểu là: Làm sao có thể có kinh nghiệm tiên thiên ? Nói kinh nghiệm
tiên thiên không phải là tự mâu thuẫn sao?
Thực ra, nếu phải kinh nghiệm những vật tự thân, thì kinh nghiệm tiên
thiên là mâu thuẫn và phi lý. Nhưng Kant đã nhấn mạnh từ đầu rằng kinh
nghiệm vật lý không phải là kinh nghiệm về những vật tự thân, nhưng là
kinh nghiệm về những hiện tượng, kinh nghiệm những sự vật đúng như
chúng được lãnh hội bởi tri giác ta. Đến đây Kant đưa ra một lời phê bình
nghiêm khắc đối với Hume, một triết gia ông kính phục vì đã lay ông khỏi
giấc mê ngủ giáo điều. Hume chủ trương cảm giác là nguồn duy nhất của tri
thức và ông cho rằng trí năng hay lý trí chỉ là những danh từ rỗng vì ông
phủ nhận tâm trí và tinh thần. Hume đã lấy cảm giác để giải nghĩa không
những tri giác và hoài niệm, mà còn giải nghĩa luôn cả những nguyên lý của
lý trí như nguyên lý nhân quả. Ông bảo vì nhiều lần ta đã thấy hi có A
(nguyên nhân) liền có B (hậu quả) theo sau, lâu dần ta liên kết hai sự kiện
đó với nhau để quyết rằng hễ có A tất sẽ có B. Tuy nhiên, vẫn theo Hume,
nguyên lý nhân quả không có tính chất tất yếu, bởi vì nếu người ta hoài
nghi có một thay đổi quan trọng nào đó trong trật tự thiên nhiên, thì bao
nhiêu kinh nghiệm trước đây của ta liền trở thành vô ích, quá khứ không
còn là bài học cho tương lai nữa, và nguyên lý nhân quả cũng tiêu luôn.
Kant trả lời: Nếu chỉ xây tri thức ta trên nền tảng cảm giác của kinh nghiệm
thông thường, thì tri thức ta không có tính chất tất yếu và phổ quát như tri
thức khoa học. Kant tố cáo Hume đã làm cho không thể xây dựng một khoa
Vật lý học thực thụ bởi vì Hume chỉ truy nhận có tri thức thường nghiệm
thôi, không nhận tri thức lý thuyết, mà “tri thức thường nghiệm thì không
có giá trị của những đệ nhất nguyên lý”
. Vẫn theo Kant, ta không thể