tìm nơi tri thức giác quan những nguyên lý tất yếu của tri thức khoa học,
nhưng phải tìm nơi trí năng: “Những định luật phổ quát của kinh nghiệm sở
dĩ có được là vì chúng dựa vào tương quan giữa trí năng và kinh nghiệm,
chứ chúng không do kinh nghiệm mà có, trái lại chính kinh nghiệm đã nhờ
các định luật đó mà có thể có”
Hume đã không giải quyết được vấn đề nguồn gốc của nguyên lý nhân
quả, vì ông đã tìm gia phả của nó nơi cảm giác. Cảm giác và lý trí là hai
lãnh vực biệt lập như vật chất và tinh thần. Cảm giác không thể nào phát
sinh ra các nguyên lý của lý trí được. Bởi vậy Kant đã lật ngược cách giải
quyết của Hume: theo Kant, không phải kinh nghiệm đã dạy cho ta những
định luật của kinh nghiệm, nhưng chính trí năng đã cho ta cái khả năng để
kiến tạo nên kinh nghiệm và thấu hiểu những định luật của kinh nghiệm.
Nói cách khác, trí năng là chính khả năng thâu nhận những cảm giác vụn
vặt của nhiều tri giác để rồi đúc kết nên kinh nghiệm, xét như kinh nghiệm
là mối liên hệ chặt chẽ giữa những hiện tượng đi trước và hiện tượng đi sau,
giữa nguyên nhân và hậu quả. Cái định luật chi phối mối liên hệ giữa cái
trước và cái sau, giữa nguyên nhân và hậu quả: cơ cấu này không nằm trong
từng sự kiện khả giác, không nằm trong cái trước hoặc cái sau, nhưng nằm
bắc ngang từ cái trước sang cái sau. Nó không nằm trong sự kiện, nhưng
nằm trong tương quan giữa các sự kiện: và tương quan này thì trí năng ta có
thể biết một cách tiên thiên.
Như vậy, một lần nữa, ta gặp quan niệm hiện tượng nơi học thuyết Kant:
đối tượng của tri thức vật lý không phải là những vật tự thân, nhưng là
những hiện tượng, tức những sự vật trong tương quan của chúng với tri giác
của ta. Kant viết: “Chúng ta không nên tìm những định luật phổ quát của
vật lý nơi thiên nhiên, nhờ kinh nghiệm; nhưng trái lại chúng ta chỉ nên tìm
hiểu về tính chất vạn vật luôn phù hợp vái các định luật, và tìm hiểu điều
này nơi những điều kiện của cảm giác và trí năng ta, tức những điều kiện
làm cho có thể có kinh nghiệm”
.
Xác định như vậy rồi, Kant có thể giải quyết vấn đề đã nêu lên trên đây:
“Làm sao có thể có khoa Vật lý thuần túy?”. Khoa này sở dĩ có được vì nó