người phải lấy phẩm hạnh đạo đức, kiến thức học vấn làm căn bản.
Gián nghị đại phu Vương Khuê nói:
− Kẻ làm bề tôi nếu không có học vấn, không biết lời nói và hành
động của người xưa thì sao có thể gánh vác được trọng trách? Thời
Hán Chiêu Đế, có người mạo nhận là Vệ Thái tử, có mấy vạn người tụ
tập đứng nhìn, đều cảm thấy mê hoặc. Kinh Triệu doãn Tuyển Bất
Nghi xử lý giống như việc của Khôi Hối thời Xuân Thu. Chiêu Đế
nói: “Công khanh đại thần cần phải dùng người thông hiểu kinh học
nho thuật mà am hiểu đại nghĩa đời xưa, đây vốn không phải là những
người mà kẻ tục lại múa may chữ nghĩa có thể sánh được”.
Thái Tông nói:
− Quả như khanh nói.
✽✽✽
Năm Trinh Quán thứ tư, Thái Tông cho rằng kinh điển sách vở
của Nho gia cách thánh nhân quá xa, câu chữ hoang đường sai lầm, hạ
lệnh cho Tiền trung thư thị lang Nhan Sư Cổ khảo hạch đính chính
Ngũ kinh trong Bí thư tỉnh. Khi công việc hoàn tất, lại hạ lệnh cho
Thượng thư tả bộc xạ Phòng Huyền Linh tập trung rất nhiều nho sĩ
thảo luận chi tiết. Khi ấy rất nhiều nho sinh tiếp nhận và học tập cách
giảng giải mới, nhưng cách giải nghĩa sai lầm lưu truyền đã rất lâu,
nên đều cho rằng khảo đính của Nhan Sư Cổ không đúng, tà thuyết dị
đoan lưu hành như bầy ong bay loạn. Nhan Sư Cổ bèn dẫn dụng bản
cổ được truyền từ đời Tấn, Tống đến nay, dựa theo nguyên văn đưa ra
câu trả lời rõ ràng, dẫn chứng chi tiết khiến mọi người bất ngờ, chúng
nho sinh đều khâm phục, Thái Tông khen ngợi hồi lâu rồi ban thưởng
cho Nhan Sư cổ năm trăm khúc lụa, lại ban cho ông chức quan Thông
trực tán kỵ thường thị, công bố các kinh sách ông hiệu đính khắp toàn
quốc, lệnh cho những người đọc sách học tập. Thái Tông còn cho rằng
các trường phái Nho gia rất nhiều, các tác phẩm giải thích ý nghĩa
kinh thư cũng quá nhiều, bèn hạ lệnh cho Nhan Sư Cổ và Quốc tử tế