TRINH QUÁN CHÍNH YẾU - PHÉP TRỊ NƯỚC CỦA ĐƯỜNG THÁI TÔNG - Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

“T

rinh Quán” là niên hiệu của Đường Thái Tông Lý Thế Dân

(598−649). Lý Thế Dân sinh ra vào cuối thời kỳ thống trị của Tùy Văn
Đế, lớn lên tận mắt chứng kiến toàn bộ quá trình nhà Tùy từ thịnh đến
suy, cuối cùng bị diệt vong, đồng thời đích thân cùng với cha là Lý
Uyên tham gia các hoạt động dẹp loạn, gây dựng nhà Đường. Lịch sử
rối ren cuối Tùy đầu Đường đă để lại ấn tượng sâu sắc trong ông. Bởi
vậy sau khi lên ngôi hoàng đế, ông đã chú ý tổng kết và đúc rút các bài
học kinh nghiệm trị nước của các đời vua trước, nhìn thẳng vào hiện
thực xã hội, lập ra hàng loạt chính sách có lợi cho sự thống nhất nước
nhà, đoàn kết dân tộc, phát triển sản xuất và tiến bộ xã hội, từ đó điều
hòa hữu hiệu mâu thuẫn giữa các giai cấp, dân tộc cũng như nội bộ tập
đoàn thống trị, dần tạo nên một cục diện thái bình thịnh trị.

Theo sử sách ghi lại, thời kỳ Trinh Quán là thời kỳ thanh bình,

quan lại thanh liêm, hình phạt không hà khắc, dân phong thuần phác.
Khi Đường Thái Tông lên ngôi trong tình trạng rối ren cuối nhà Tùy,
dân số thưa thớt, kinh tế tiêu điều, trăm họ ăn không đủ no, mặc không
đủ ấm. Trước tình trạng đó, vua tôi Đường Thái Tông đã một mặt tích
cực áp dụng mọi biện pháp làm trong sạch bộ máy thống trị, mặt khác
tiết kiệm, đồng cam cộng khổ cùng nhân dân. Nhiều năm sau, kinh tế
dần phát triển, nông nghiệp liên tục được mùa, xã hội ổn định, dân
phong thuần phác, thậm chí đi đường gặp của rơi không nhặt, đêm ngủ
không cần đóng cửa. Năm Trinh Quán thứ tư, cả nước chỉ có 29 người
bị xử tử hình. Năm Trinh Quán thứ sáu, Đường Thái Tông cho phép
390 tử tù về từ biệt người nhà, mùa thu năm sau trở lại “thọ hình”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.