TRINH QUÁN CHÍNH YẾU - PHÉP TRỊ NƯỚC CỦA ĐƯỜNG THÁI TÔNG - Trang 4

Đến hạn mà không một tội phạm nào bỏ trốn, đây là một kỳ tích vô
tiền khoáng hậu trong lịch sử Trung Quốc.

Có thể nói, “Trinh Quán chi trị” là nét son rực rỡ nhất, chói lọi

nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc hơn hai nghìn năm.

Vậy thì Đường Thái Tông Lý Thế Dân cùng quần thần đã thực

hiện “Trinh Quán chi trị” như thế nào? Các nhà chính trị và sử học từ
đầu nhà Đường trở đi đã nỗ lực tìm câu trả lời. Người đầu tiên coi
trọng vấn đề này và cung cấp cho hậu thế sử liệu đầy đủ và tư tưởng
nghiên cứu cơ bản là Ngô Hách thời Đường qua bộ “Trinh Quán chính
yếu”.

Ngô Hách (670 − 749) là một nhà sử học, sinh ra vào thời Đường

Cao Tông, người Tuấn Nghi, Biện Châu (nay là Khai Phong, Hà
Nam). Từ nhỏ ông đã hiếu học, rất thích nghiên cứu sử sách, điều này
đã đặt nền tảng vững chắc cho nghề viết sử của ông sau này.

Cách viết sử của Ngô Hách trọng “giản hạch” (đơn giản mà trúng

trọng tâm), được gọi là “lương sử” (sử tốt). Đồng thời ông cũng coi
trọng nguyên tắc viết “thẳng thắn không kỵ húy”, được người đương
thời đánh giá rất cao.

“Trinh Quán chính yếu” là một bộ sử được viết theo chuyên đề,

chủ yếu ghi lại lời bàn luận chính trị của vua tôi Đường Thái Tông. Bộ
sách này được các nhà nghiên cứu Nhật Bản đánh giá cao hơn bộ
“Tam quốc diễn nghĩa” về tư tưởng chính trị.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.