là vì số người ít ư? Chỉ là bởi mất đi đãi ngộ đáng có đối với họ nên
binh sĩ không còn tâm tư chiến đấu. Nếu sung quân nhiều người mà
vẫn đi làm tạp sự thì nhân số tuy nhiều nhưng rốt cuộc cũng chẳng ích
gì. Nếu cẩn thận tuyển chọn đàn ông thành niên tráng kiện, đối xử với
họ bằng lễ thì ai cũng sẽ đều dũng cảm trăm lần, cần gì phải nhiều
người? Bệ hạ thường nói, bệ hạ làm vua, lấy thành khẩn tín nghĩa đãi
người, muốn làm cho quan lại, trăm họ đều không có lòng gian trá giả
dối. Từ khi bệ hạ lên ngôi đến nay, việc lớn mới xử lý được dăm ba
việc, toàn là những việc bất chấp tín nghĩa, vậy thì lấy gì để lấy lòng
tin của trăm họ?
Thái Tông kinh ngạc hỏi:
− Việc không giữ tín nghĩa mà khanh nói là những việc gì?
Ngụy Trưng đáp:
− Bệ hạ vừa lên ngôi hoàng đế, đã ban chiếu thư rằng: “Tô ruộng
còn thiếu, nợ nần từ lâu và vật tư nhà quan còn nợ đều được miễn trừ”.
Rồi lệnh cho bộ phận chủ quản liệt nó vào điều khoản trị sự. Tần
vương phủ là công sở nhà nước, cũng không coi là vật tư nhà quan, bệ
hạ từ Tần vương lên làm thiên tử, Tần vương phủ không coi là vật tư
nhà quan thì những thứ còn lại còn có cái gì có thể coi là vật tư nhà
quan? Ngoài ra, Quan Trung miễn hai năm tô thuế, Quan Ngoại miễn
một năm tô thuế và phục dịch, trăm họ được hưởng ơn vua, không ai
không hân hoan mừng rỡ. Kết quả lại có văn thư nói: “Số tráng đinh
trưng tập tạm thời năm nay phần nhiều đã mãn thời gian phục dịch,
nếu bắt đầu miễn trừ phục dịch tô thuế từ bây giờ thì đều là nhận
không ơn nước. Số tô thuế đã nộp vẫn phải giao nộp lên hết, những
thứ được miễn trừ bắt đầu từ sang năm”. Biện pháp tráng đinh đi phục
dịch hồi hương xong mới thay đổi trưng thu tô thuế, trong lòng trăm
họ không thể không có oán trách. Đã trưng thu vật tư, lại lập tức trưng
binh nhập ngũ, coi năm thứ hai là năm bắt đầu miễn tô thuế phục dịch,
vậy thì lấy cái gì để lấy lòng tin của dân? Còn nữa, những người cùng
tham gia trị nước là các quan địa phương như thứ sử, huyện lệnh, bình