− Gần đây khanh ở bên ngoài có nghe thấy việc gì không đúng
không?
Ngụy Trưng đáp:
− Mấy ngày trước, Ôn Ngạn Bác phụng lệnh tuyên đọc lời bệ hạ
nói với thần: “Tại sao không kiểm điểm lời nói hành động của mình?”.
Lời nói này rất không đúng. Thần nghe nói, quân thần ý khí tương
hợp, về đạo nghĩa đều là một chỉnh thể, chưa từng nghe nói không giữ
công đạo, chỉ chú ý đến lời nói cử chỉ. Nếu vua tôi đều tuân thủ đạo lý
này thì sự hưng thịnh suy vong của nước nhà có lẽ không thể biết
được.
Thái Tông thất kinh, đổi sắc mặt, nói:
− Trước đây nói những lời này, không lâu sau đã thấy hối hận,
thực là rất không nên. Khanh cũng không thể vì thế mà muốn ẩn mình
lánh mặt.
Ngụy Trưng bèn quỳ xuống và nói:
− Thân giao thân mình cho nước nhà, hành sự theo chính đạo,
nhất định không dám có hành vi ngông cuồng. Mong bệ hạ để cho
thần trở thành tôi hiền, đừng để thần trở thành một tôi trung.
Thái Tông hỏi:
− Tôi hiền và tôi trung có chỗ nào khác nhau?
Ngụy Trưng đáp:
− Tôi hiền có thể làm cho mình có được danh tiếng tốt, giúp quân
vương có danh tiếng cao vời, con cháu đời đời nối nghiệp, vinh hoa
phú quý không bao giờ dứt. Tôi trung làm cho chính mình bị tru diệt,
đổ cho quân vương tiếng ác to lớn. Nhà và nước đều bị tổn thất, mà y
lại được hưởng tiếng tôi trung. Từ đó thấy rằng, tôi hiền và tôi trung
khác nhau rất xa.
Thái Tông nói:
− Mong khanh đừng đi ngược lời nói này, trẫm nhất định sẽ
không quên việc lớn căn bản của nước nhà.