TRINH QUÁN CHÍNH YẾU - PHÉP TRỊ NƯỚC CỦA ĐƯỜNG THÁI TÔNG - Trang 213

VĂN SỬ

N

ăm Trinh Quán thứ nhất, Thái Tông nói với Phòng Huyền Linh,

người chủ trì việc biên soạn quốc sử:

− Gần đây thấy sách sử nhà Tiền Hán và Hậu Hán có chép các

bài phú “Cam tuyền”, “Vũ liệp” của Dương Hùng, “Tử hư”, “Thượng
lâm” của Tư Mã Tương Như, “Lưỡng đô” của Ban Cố”, những bài
phú này đã dùng từ phù phiếm, không có ích lợi khuyến cáo cảnh giới
con người thì sao lại đưa vào sử sách? Nếu có bài nào luận về chính
sự, văn từ thẳng thắn, đạo lý đúng đắn, có ích cho việc trị nước thì dù
trẫm có tiếp thu hay không cũng đều phải chép lại.

✽✽✽

Năm Trinh Quán thứ mười một, Tác tả lang Trịnh Thế Long dâng

biểu xin biên tập các bài văn của Thái Tông thành văn tập. Thái Tông
bảo ông:

− Trẫm chủ trì việc nước, ban ra chiếu lệnh, cái nào có ích cho

dân thì sử sách đã ghi lại, đủ có thể truyền cho hậu thế. Nếu làm việc
không bắt chước thời xưa, chính trị hủ bại nguy hại đến dân, thì tuy có
văn chương từ ngữ văn vẻ thì cũng khiến hậu thế chê cười, đó chẳng
phải là điều trẫm cần. Như cha con Lương Võ Đế và Trần Hậu chúa,
Tùy Dạng Đế, bọn họ cũng có văn tập truyền đời, nhưng những thứ họ
viết phần lớn vi phạm pháp độ, nước nhà bị diệt vong trong thời gian
ngắn ngủi. Phàm quân chủ chỉ cần lo rèn phẩm hạnh đạo đức, cần gì
phải viết lách văn chương?

Thái Tông rốt cuộc không cho phép.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.