SẮC LỆNH
N
ăm Trinh Quán thứ bảy, Thái Tông bảo các thị thần:
− Kẻ ngu trong thiên hạ nhiều, người khôn ít, người khôn không
làm điều ác, kẻ ngu thường vi phạm pháp lệnh. Những ân điển đại xá
khoan hồng đều chỉ dành cho những người không tuân thủ pháp lệnh.
Người xưa nói: “Điều may mắn của tiểu nhân là niềm bất hạnh của
người quân tử”. “Một năm hai lần xá miễn, người tốt sẽ im lặng không
nói”. Nếu nuôi cỏ dại sẽ hại hoa màu, ban ơn cho kẻ phạm pháp làm
loạn sẽ hại đến người tốt, ngày trước “Văn Vương ra quy định phạt vi
phạm lễ giáo, đối với kẻ loạn luân thì trừng trị không tha”. Tiên chủ
nước Thục là Lưu Bị từng nói với Gia Cát Lượng: “Ta thường đọc
sách của hai người Trần Nguyên Phương và Trịnh Khang Thành, thấy
cách trị nước mà họ trình bày rất hoàn hảo, chưa từng nói đến xá
miễn”. Vì thế Gia Cát Lượng trị nước Thục mười năm không xá miễn
mà nước Thục đại trị. Lương Võ Đế mỗi năm đại xá mấy lần, cuối
cùng bị lật đổ bại vong. Kẻ ban ơn nhỏ sẽ hại đến đức lớn, vì thế từ
khi có thiên hạ đến nay, trẫm tuyệt đối không ban hành xá lệnh. Nay
thiên hạ thái bình, lễ nghĩa thịnh hành, những ân điển đặc biệt khắp
nơi không đếm xuể. E rằng kẻ ngu thường có lòng chờ may mắn, chỉ
hòng vi phạm pháp lệnh, không biết sửa chữa lỗi lầm.
✽✽✽
Năm Trinh Quán thứ mười, Thái Tông nói với các thị thần:
− Pháp lệnh nước nhà phải ngắn gọn rõ ràng, không được một tội
mà có mấy điều khoản. Quy hình thức mà nhiều thì quan lại không