TRINH QUÁN CHÍNH YẾU - PHÉP TRỊ NƯỚC CỦA ĐƯỜNG THÁI TÔNG - Trang 237

chước Vũ Thang quy tội về mình, quý trọng tài sản của dân, thuận
theo tâm ý của trăm họ. Bắt đầu từ chính mình, khoan thứ cho người
khác, nghĩ rằng chăm chỉ khiêm tốn sẽ nhận được lợi ích, không kiêu
ngạo tự mãn mà rước lấy họa hại. Có hành động thì dân chúng trong
thiên hạ ủng hộ, kêu gọi ra thì người xa muôn dặm hưởng ứng, vượt
qua đạo đức của thời đại trước, xây dựng thanh danh để lại cho đời
sau. Đó là kế hoạch rộng lớn của bậc thánh nhân, là sự nghiệp vĩ đại
của bậc đế vương, để hoàn toàn làm được như vậy thì phải dựa vào
giữ vững đạo thánh vương.

Giữ đạo thánh vương dễ, thực hành đạo thánh vương mới khó.

Nếu đã thực hiện được cái khó khăn thì sao không thể giữ được cái dễ
dàng? Nếu giữ không vững thì kiêu ngạo hoang dâm xa xỉ phóng túng
sẽ làm dao động. Muốn cẩn thận đến cuối cùng như lúc ban đầu, có
thể không tận lực để làm như vậy hay sao? “Kinh Dịch” nói: “Người
có đạo đức khi ở yên không quên lúc nguy, thời bình không quên thời
loạn, khi tồn tại không quên diệt vong, bởi vậy bản thân bình yên mà
nước nhà cũng giữ được”. Lời nói rất hay, không thể không suy ngẫm.
Thần nghĩ mong muốn trị nước của bệ hạ không hề giảm so với ngày
trước; nghe được lỗi lầm là nhất định sửa chữa, tác phong ấy không hề
kém ngày xưa. Nếu tận dụng thời cơ thiên hạ thái bình hiện tại để thực
hành cẩn trọng tiết kiệm như trước kia thì thật là tận thiện tận mỹ,
không ai sánh được.

Thái Tông cho là rất hay và tiếp thu những ý kiến này.

✽✽✽

Năm Trinh Quán thứ mười bốn, thứ sử Đới Châu là Giả Sùng vì

thuộc hạ có người phạm tội lớn trong mười tội không thể đại xá nên bị
Ngự sử tố giác lên Hoàng đế. Thái Tông bảo các thị thần:

− Ngày trước Đế Nghiêu là bậc đại thánh nhân, Liễu Hạ Huệ là

bậc đại hiền nhân, nhưng con trai Đế Nghiêu là Đan Chu lại bất tài,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.