CỐNG NẠP
N
ăm Trinh Quán thứ hai, Thái Thông nói với Triều Tập Sứ:
− Căn cứ theo thổ nhưỡng phong nhiêu của đất để xác định cống
nạp, việc này đã được ghi lại trong chế độ điển chương trước đây. Gần
đây nghe nói đô đốc, thứ sử các châu mua danh, sản vật nơi mình lại
hiềm không tốt, đi tìm kiếm ở nơi khác, bắt chước nhau, đã trở thành
phong trào, rất phiền phức, cần phải thay đổi tệ nạn này, không được
làm như vậy nữa.
✽✽✽
Nước Lâm Ấp (tức Chiêm Thành, còn gọi là Champa, miền nam
trung bộ của Việt Nam ngày nay) vào năm Trinh Quán có cống nạp
một con vẹt trắng biết nói, rất thông minh, đặc biệt giỏi đối đáp, nhiều
lần có những lời tỏ ra đau khổ. Thái Tông thương xót, bèn giao lại cho
sứ thần Lâm Ấp, dặn ông ta mang nó về nước rồi thả vào rừng.
✽✽✽
Năm Trinh Quán thứ mười hai, các nước Sơ Lặc, Chu Câu Bà,
Cam Đường phái sứ giả đến cống nạp thổ đặc sản. Thái tông bảo quần
thần:
− Giả sử Trung Quốc không yên định thì sứ triều cống của các
vùng Nhật Nam, Tây Vực sao có thể đến? Trẫm có đức hạnh gì đáng
được hưởng nền thịnh trị như vậy? Nhìn thấy cảnh thịnh trị này mà lại
nghĩ đến mối hiểm nguy. Gần đây những người có thể thống nhất thiên
hạ, mở rộng biên giới chỉ có Tần Thủy Hoàng và Hán Võ Đế. Tần