ngôn ngữ một cách khéo léo này giúp chúng hiểu tương lai là một cơ hội
để làm một việc gì đó thú vị bằng tiền của mình. Và khi đó chúng cảm
thấy sẵn sàng hơn trong việc dành ra một phần tiền tiêu vặt hàng tuần.
Do đó, bạn hãy giúp trẻ suy nghĩ về những thứ chúng muốn – một chiếc
xe đạp mới, một bộ LEGO xịn, hay một sản phẩm nghệ thuật. Hãy tìm
hiểu giá của những sản phẩm đó, và quyết định số tiền trẻ cần để dành
mỗi tuần hoặc mỗi tháng để mua được thứ đó. Khả năng đặt ra mục tiêu
về tiền bạc và kỷ luật bản thân để đáp ứng được mục tiêu là một trong
những những kỹ năng tài chính quan trọng trẻ có thể phát triển.
Tiếp theo là kế hoạch cho tặng. Bản chất hào phóng của trẻ thích tiêu
xài khiến quá trình này diễn ra đơn giản – chúng cảm thấy vui vẻ khi
cho tiền. Nhưng bạn có thể làm lan truyền ý thức về tính mục đích và
lòng hảo tâm ở trẻ thông qua việc giúp chúng lựa chọn một động cơ có ý
nghĩa. Cách đây vài năm, Bethany bị chẩn đoán ung thư vú và con trai
tôi, Cade – một người tiêu xài – bắt đầu dùng một chút tiền tiêu vặt cho
hoạt động từ thiện, nhằm gây quỹ cho hoạt động nghiên cứu về bệnh
ung thư vú. Sự kết nối cá nhân giữa việc tặng tiền của Cade và một điều
gì đó đang diễn ra trong cuộc sống của chúng tôi khiến cậu bé cảm thấy
dễ dàng để dành ra một khoản tiền hàng tuần. Nếu con trai bạn chơi
bóng đá, chúng có thể đóng góp cho một quỹ từ thiện gửi bóng cho trẻ
em ở những đất nước còn nghèo đói hoặc giúp tài trợ một chương trình
thể thao cho trẻ em có thu nhập thấp nơi bạn đang sinh sống.
Cuối cùng, con bạn cần một kế hoạch chi tiêu. Rõ ràng, đối với người
tiêu xài, việc này cực kỳ dễ dàng. Nhưng thay bằng việc đưa tiền tiêu vặt
và nói rằng chúng có thể làm gì mình thích, thì bạn hãy đề nghị trẻ cho
bạn biết những dự định mua sắm. Nếu bạn biết mỗi lần đi bể bơi chúng
đều mua khoai tây chiên cho cả đội, vậy hãy đảm bảo trẻ chỉ mang theo
đủ số tiền. Nhưng bạn hãy cố hết sức để trẻ có được chút tự do trong việc
chi tiêu của mình. Nếu trẻ tiếp tục tiết kiệm và mục tiêu cho tặng đã đặt
ra cùng bạn, trẻ cần được tự do làm những gì mình muốn với số tiền tiêu
của chúng, dù đôi lúc chúng đưa ra những lựa chọn khiến bạn nổi điên.
Trẻ nhỏ ưa mạo hiểm không có nhiều cơ hội chịu rủi ro tài chính, do vậy
bạn rất dễ bỏ qua một số đặc điểm có tính thách thức hơn về bản tính
dùng tiền của trẻ. Ở độ tuổi này, nhiều trẻ ưa mạo hiểm giống với trẻ
thích tiêu xài và trẻ tiết kiệm. Nhưng bạn có thể để ý thấy trẻ ưa mạo
hiểm muốn tiết kiệm tiền vì một điều gì đó khác thường, chẳng hạn một
bộ đồ dùng học hóa học, hoặc chúng muốn dùng tiền của mình mua
35