TRÒ CHUYỆN VỚI VĨ NHÂN - Trang 113

H

HERACLITUS

eraclitus là một hiện tượng thật đẹp. Nếu được sinh ra ở Ấn Độ,
hay ở phương Đông, hẳn ông ấy đã được biết đến như là Đức Phật.
Nhưng trong bối cảnh của đất nước Hy Lạp, ông ấy là người xa lạ,

là người ngoài cuộc. Ông ấy được biết đến ở Hy Lạp không phải là người
được giác ngộ, mà là

Heraclitus Khó hiểu, Heraclitus Tăm tối,

Heraclitus Bí ẩn. Aristotle, cha đẻ của triết học Hy Lạp và triết học
phương Tây, cho rằng Heraclitus chẳng có gì giống một nhà triết học.
Aristotle nói: “Cùng lắm anh ta chỉ là một nhà thơ”, nhưng thậm chí ông ta
cũng không muốn thừa nhận điều này. Về sau, Aristotle còn nói: “Hẳn phải
có khiếm khuyết nào đó trong tính nết của Heraclitus, khiếm khuyết bẩm
sinh; đó là lý do vì sao anh ta cứ nói theo cách mơ hồ khó hiểu, và nói về
những thứ ngược đời”. Aristotle cho rằng Heraclitus hơi lập dị, hơi điên –
và Aristotle đã chi phối toàn bộ tư tưởng của người phương Tây. Nếu
Heraclitus được chấp nhận, hẳn toàn bộ lịch sử phương Tây đã rất khác.
Nhưng không ai hiểu được ông ấy cả. Ông ấy ngày càng trở nên tách biệt
với dòng tư tưởng chính thống của phương Tây.

Heraclitus giống như Phật Thích Ca Mâu Ni và Lão Tử. Mảnh đất Hy Lạp
rõ ràng không phù hợp với ông ấy. Hẳn ông ấy phải là một cây đại thụ nếu
sống tại phương Đông: hàng triệu người đã gặt hái được thành quả, hàng
triệu người đã tìm thấy con đường của mình từ Heraclitus. Nhưng đối với
người Hy Lạp, ông ấy chỉ là một gã kỳ quặc, lập dị, một người xa lạ, một kẻ
ngoại lai; ông không thuộc về họ. Đó là lý do vì sao tên tuổi của ông ấy vẫn
chỉ ở bên lề, trong góc tối; dần dần, ông ấy bị quên lãng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.