Trong một số trường hợp, một ngân hàng hay một chi nhánh bảo hiểm có
thể buộc công ty mẹ hoặc chi nhánh tuân theo những quy định mà họ không
hề muốn. Một công ty tách rời, tồn tại như một thực thể được điều chỉnh sẽ
giải quyết vấn đề này.
Danh sách trên còn có thể dài thêm nữa. Tuy nhiên, thật thú vị khi nhận ra
rằng, bất kể động cơ tách ra là gì đi chăng nữa thì những công ty con mới
này thường có mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình trên thị trường. Tại
sao lại như vậy? Tại sao điều này lại xảy ra?
Trên thực tế, câu trả lời là mức lợi nhuận bổ sung của những công ty con
này hoàn toàn mang tính hệ thống. Về cơ bản, quá trình tách công ty ra là
một phương pháp phân bổ cổ phiếu sai đối tượng và không hiệu quả. Thông
thường, cổ phiếu của những công ty con sẽ không được bán ra ngoài mà chỉ
bán cho các cổ đông đang đầu tư vào công ty mẹ. Do vậy, khi đó, những cổ
phiếu này sẽ được bán ngay tức thì mà không phải quan tâm đến vấn đề giá
cả hay giá trị gốc.
Chúng ta có thể dự đoán được hậu quả: Khi nguồn cung ban đầu dồi dào
quá mức, giá sẽ giảm. Giả sử các công ty đầu tư cổ phiếu cũng tham gia
vào quá trình mua bán này. Hầu hết các công ty con đều có quy mô hoạt
động nhỏ hơn so với công ty mẹ. Quy mô của một công ty con có thể chỉ
bằng 10 hoặc 20% so với quy mô của công ty mẹ. Ngay cả khi các quỹ đầu
tư tập thể dành thời gian để phân tích tình hình kinh doanh của các công ty
con, quy mô hoạt động của nó cũng quá nhỏ so với những hạng mục của họ
- trong đó chỉ bao gồm những công ty có số vốn đầu tư theo giá thị trường
lớn hơn.
Nhiều quỹ đầu tư có thể chỉ mua cổ phiếu của những công ty thuộc nhóm
S&P 500, nhóm này chỉ bao gồm những công ty lớn nhất nước Mỹ. Nếu
một công ty thuộc nhóm S&P 500 tách một nhánh ra thành công ty vệ tinh,
bạn có thể chắc chắn rằng, chỉ ngay sau khi công ty con này ra đời, một số
lượng cổ phiếu khổng lồ của nó sẽ được bán ra nhanh chóng. Điều này có