TRỞ THÀNH THIÊN TÀI CHƠI CHỨNG KHOÁN - Trang 40

• Chẳng hạn, với một tập đoàn kinh doanh cả thép và bảo hiểm, bạn có thể
tách một trong hai ngành đó ra. Rồi sau đó, tìm cách thu hút sự đầu tư của
những người chỉ có hứng thú với bảo hiểm hoặc thép, chứ không phải cả
hai.

• Dĩ nhiên, trước một cuộc tách công ty, một số nhà đầu tư bảo hiểm có thể
vẫn muốn mua cổ phiếu của tập đoàn, nhưng hầu hết họ chỉ mua nếu được
giảm giá (Điều này cho thấy sự miễn cưỡng đối với việc mua mảng thép
mà họ không mấy hứng thú).

• Đôi khi, động lực tách rời xuất phát từ mong muốn loại ra một lĩnh vực
kinh doanh không mấy thành công để nó không ảnh hưởng đến hình ảnh
tổng thể trong mắt các nhà đầu tư.

• Tình huống này (cũng như trường hợp hai lĩnh vực kinh doanh không liên
quan đến nhau nói trên) cũng có thể mang lại lợi ích cho ban quản lý. Việc
kinh doanh “bê bối” kia có thể là do những lỗ hổng không đáng có trong
quản lý vì đầu tư không thích đáng về thời gian hay nỗ lực tập trung. Khi
đã là một công ty riêng, đội ngũ lãnh đạo riêng của mỗi lĩnh vực kinh
doanh sẽ có cơ hội làm việc hiệu quả hơn.

• Đôi khi, nếu một công ty không thể bán cổ phiếu dễ dàng thì việc tách
một phần của doanh nghiệp ra sẽ giúp tăng giá trị cổ phiếu trong mắt các cổ
đông.

• Đôi khi, một mảng kinh doanh rơi vào tình trạng bê bối đến mức công ty
mẹ không thể tìm được người mua với giá phải chăng. Nếu công ty được
tách ra kia hoạt động trong một lĩnh vực không được ưa chuộng lắm mà
vẫn có thể mang lại chút lời lãi thì công ty mẹ có thể chuyển nợ nần sang
nó. Bằng cách này, nợ nần được hoán chuyển từ công ty mẹ sang công ty
con mới (nhờ thế, làm tăng giá trị của công ty mẹ).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.