và nghịch cảnh”. “Cái gì không giết tôi sẽ làm tôi mạnh mẽ hơn” không chỉ là một
khẩu hiệu mà còn là một thực tế.
Cuộc chiến chống lại trở ngại thúc đẩy người dũng sĩ chiến đấu ở một tầm cao mới.
Quy mô của cuộc chiến sẽ quyết định mức độ tiến bộ. Trở ngại là một thuận lợi chứ
không phải là một nghịch cảnh. Kẻ thù của chúng ta chính là bất cứ nhận thức nào
ngăn cản chúng ta nhận ra điều này.
Trong tất cả các chiến thuật mà chúng ta nói đến, đây là chiến thuật bạn có thể sử
dụng: mọi thứ đều có thể lật ngược hay được nhìn nhận với một cái nhìn sắc lạnh,
phớt lờ vỏ bọc để nhìn thấy món quà bên trong; hoặc chúng ta có thể vật lộn đấu
tranh trong suốt quá trình.
Kết quả là như nhau. Trở ngại vẫn ở đó. Cách thứ nhất thì ít đau đớn hơn. Các lợi ích
vẫn ở đó, dưới vỏ bọc. Tên ngốc nào mà không nắm lấy?
Những thứ người khác sợ và lẩn tránh thì ta lại cảm thấy biết ơn.
Khi người khác:
Thô lỗ và thiếu tôn trọng: họ đánh giá thấp chúng ta. Một lợi thế lớn.
Xấu xa: chúng ta không phải xin lỗi khi lấy họ làm ví dụ.
Phê phán hay nghi ngờ khả năng của chúng ta: các mong đợi thấp thì dễ vượt qua.
Lười biếng: khiến những thứ ta đạt được càng đáng khâm phục hơn.
Thật đáng kinh ngạc: Đó là những điểm khởi đầu hoàn hảo, thậm chí đôi khi còn tốt
hơn bất cứ điều gì bạn từng mong đợi. Bạn được lợi gì khi ai đó lịch sự hay đang giơ
nắm đấm? Đằng sau một hành vi khiêu khích nhằm tạo ra một phản ứng tiêu cực
luôn là một cơ hội – hãy nắm lấy bằng tinh thần và làm điều gì đó với nó.
Vì thế, trong những tình huống tưởng chừng bất lợi, hãy tập trung vào đó, vào món
quà được gói sơ sài mà bạn vừa nhìn đã có ác cảm. Bởi bên dưới phần vỏ bọc là thứ gì
chúng ta thực sự cần – thường là thứ có giá trị thực sự.
Chúng ta phải đảo ngược hoàn toàn thái độ của bản thân. Nhìn xuyên qua những
điều tiêu cực, bỏ qua phần đáy và nhắm vào nội dung chính của nó: điều tích cực.