TRƯỚC 10 TUỔI - THỜI KỲ VÀNG QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA TRẺ - Trang 183

xưa tới nay, không có người nào tài ăn nói kém mà có thể đạt được đỉnh cao
của thành công.

Chỉ cần mở máy tính, xem những bài phỏng vấn của những người thành

công, ta sẽ thấy lối suy nghĩ của họ rất rõ ràng, rất có sức thuyết phục. Ngược
lại, nếu bạn nhìn thấy một người không giỏi biểu đạt, thông thường sẽ rất khó
thành công. Bởi vì thành công không phải là danh hiệu tự phong, những điều
bạn làm cần phải được mọi người công nhận. Nếu bạn không thể cho người
khác biết cống hiến của mình thì ai sẽ công nhận thành tựu của bạn?

Những người thành công luôn luôn có thể gây ảnh hưởng với người khác,

cho dù là giám đốc, đồng nghiệp, khách hàng hay nhân viên, người thành
công đều có thể tiến dần tới mục tiêu đã định. Nếu thiếu khả năng biểu đạt thì
làm sao có thể thuyết phục người khác tiếp nhận suy nghĩ của mình? Như thế
sẽ rất khó thành công. Chả trách bậc thầy Dale Carnegie nói: “Thành công
của một người có 15% là nhờ vào tri thức và kỹ thuật còn 85% phụ thuộc vào
giao tiếp”.

NHỮNG ĐỨA TRẺ “CÓ TAI KHÔNG CÓ MIỆNG” SAU
NÀY CÓ THÀNH CÔNG KHÔNG?

Trước đây xã hội chúng ta dạy trẻ nên làm nhiều nói ít, có năng lực là quan

trọng nhất, cho rằng không biết ăn nói chứng tỏ người đó thật thà, trung hậu.
Người lớn bắt trẻ dỏng tai nghe người lớn nói, không được mở miệng nói ý
kiến của mình. Lâu dần, khả năng biểu đạt, sáng tạo của trẻ sẽ bị kìm nén,
không thể nói lên suy nghĩ của mình một cách hoàn chỉnh, sinh động. Người
như vậy sao có thể nổi bật trong xã hội cạnh tranh đầy khốc liệt?

Những đứa trẻ này sau khi bước ra xã hội sẽ phát hiện thế giới hiện thực

khác hoàn toàn so với những gì được giáo dục trước đây. Trong công việc,
nếu không nói thì rất khó được giám đốc công nhận, bởi vì có thể giám đốc
quá bận rộn, không chú ý đến người nào quá âm thầm làm việc. Như vậy làm
lâu rồi, trong lòng cũng thấy không vui, cho rằng giám đốc bất công. Tâm
trạng tiêu cực ngày càng nhiều chỉ càng làm cho bản thân thêm oán hận,
giống như một kẻ thất bại.

Vấn đề là ở đâu? Thực ra rất đơn giản. Chỉ cần anh ta biết cách báo cáo kết

quả công việc với giám đốc, giám đốc sẽ chú ý đến anh ta. Chỉ là nền giáo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.