TRƯỚC 10 TUỔI - THỜI KỲ VÀNG QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA TRẺ - Trang 207

Chiều tối, tôi và chị vừa dọn hàng vừa than phiền tiền khó kiếm. Đồng thời

tôi cũng biết vì trước đó chúng tôi không điều tra thị trường đồ chơi cho
thiếu nhi, nên kết quả như thế này cũng không có gì là lạ. Tôi nhớ lại bố đã
nhấn mạnh với tôi tính quan trọng và đặc biệt của tri thức. Nếu chúng tôi vận
dụng những kiến thức đã học được trong trường đại học, đề ra kế hoạch cho
lần mua bán này thì sẽ không gặp thất bại như thế. Lúc này tôi mới cảm nhận
sâu sắc trí tuệ ẩn chứa trong câu nói của bố năm ấy. Tôi quyết tâm sau này
sẽ học hành chăm chỉ, vận dụng kiến thức học được vào cuộc sống. Như thế
sẽ kiếm tiền dễ dàng hơn là chỉ dựa vào lao động đơn thuần.”

Một số bố mẹ cho rằng giáo dục trẻ quan niệm về tiền bạc sẽ khiến trẻ trở

nên thực dụng. Thực ra không phải như vậy. Bo á mẹ dạy trẻ quan niệm về
tiền bạc không phải là muốn trẻ trở nên keo kiệt, không bỏ ra một đồng nào.
Dạy trẻ quan niệm về tiền bạc là để chúng hiểu rằng tiền không phải là vô
hạn, thích rút bao nhiêu thì rút. Nếu trẻ muốn mua một món đồ chơi nào đó
thì chúng phải từ bỏ những thú vui không quan trọng khác, tạm thời kìm nén
để có được niềm vui lớn hơn. Như thế trẻ sẽ thực tế hơn, hãy chú ý là “thực
tế” chứ không phải “thực dụng”.

“Thực dụng” có nghĩa là nếu một người không có lợi với bạn, bạn sẽ đá

anh ta sang một bên, không giúp anh ta nữa. “Thực tế” là tìm hiểu tình hình
hiện tại, đánh giá khả năng thực sự của mình, sau đó quyết định một kế hoạch
có thể thực thi chứ không phải là suy nghĩ viển vông. Bồi dưỡng quan niệm
tiền bạc là dạy chúng “thực tế” chứ không phải “thực dụng”.

Giống như khi giáo dục con cái tầm quan trọng của tiền bạc, chúng tôi

cũng dạy chúng giúp đỡ người khác là niềm vui. Trước đây tôi đã làm công
tác từ thiện, giúp đỡ rất nhiều gia đình khó khăn. Một lần tôi nói với con gái
út những người này rất đáng thương. Hồi ấy nó mới học lớp ba, liền lấy mười
tệ trong ví, bảo tôi cầm đi giúp đỡ họ. Hồi ấy mười tệ có thể mua được rất
nhiều đồ ăn vặt. Nó có thể từ bỏ sở thích của mình để giúp đỡ người khác,
chứng tỏ trẻ không ích kỷ, rất biết thương người. Chúng ta là bố mẹ, ngoài
việc giáo dục trẻ tiết kiệm tiền, cần phải dạy trẻ biết giúp đỡ người khác. Như
thế trẻ mới không thực dụng.

Tôi và vợ rất may mắn vì đã bồi dưỡng khả năng quản lý tiền bạc cho các

con từ khi chúng còn nhỏ. Vì vậy bây giờ chúng tôi không cần lo lắng về vấn
đề tài chính của chúng. Chúng tự kiếm tiền, cũng biết tiết kiệm để phòng lúc
cần khiến chúng tôi rất yên tâm. Tôi thấy một số em học rất giỏi nhưng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.