không biết quản lý tiền bạc, không biết giữ tiền, sao bố mẹ có thể không lo
lắng được? Có thể thấy học lực và khả năng quản lý tiền bạc là hai việc khác
nhau. Trẻ học giỏi chưa chắc đã có quan niệm đúng đắn về tiền bạc. Vì thế,
rèn luyện khả năng quản lý tiền bạc là một bài học không thể thiếu.
ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH GIÁO DỤC VỚI
KHẢ NĂNG QUẢN LÝ TIỀN BẠC
Liên hệ phong cách giáo dục của bố mẹ với bồi dưỡng khả năng quản lý
tiền bạc của bạn, chúng ta được bảng sau:
Bảng so sánh đánh giá
Phong
cách
Phương pháp giáo dục quản
lý tiền bạc
Khả năng quản lý tiền bạc của trẻ
Đánh
giá
Độc
tài
Không cho phép trẻ mua quá
nhiều thứ, mắng trẻ lãng phí.
Không có được thứ mình muốn, cảm thấy khó khăn và
bất lực, ảnh hưởng đến mức độ quản lý tiền bạc.
Thấp
Buông
thả
Mua cho trẻ những thứ trẻ
muốn.
Dẫn đến thói quen hoang phí, cho rằng chỉ cần đi rút
tiền là được
Thấp
Thờ ơ Nói với trẻ rằng chúng không
cần những đồ chơi này.
Trẻ không có được thứ mình muốn, lại bị cho là sai
trái, có thể sẽ rất rối loạn, thậm chí có lúc sẽ đạt được
thứ mình muốn bằng hành vi không đúng đắn.
Thấp
Quyền
thế
Hướng dẫn trẻ tiết kiệm, đồng
thời để chúng lựa chọn giữa
những đồ chơi khác nhau.
Trẻ sẽ học được khái niệm “tiền bạc có hạn”, biết điều
chỉnh việc mua sắm của mình, bồi dưỡng ý chí và khả
năng phán đoán.
Cao
PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG KHẢ NĂNG QUẢN LÝ
TIỀN BẠC CHO TRẺ
Trong chương này, tôi sẽ giải thích việc bố mẹ thuộc phong cách giáo dục
quyền thế đã bồi dưỡng khả năng quản lý tiền bạc của con cái như thế nào.
Với sơ đồ dưới đây, trước tiên bố mẹ nên cho trẻ một chú lợn đất, sau đó từng
bước dạy trẻ khái niệm “vào” và “ra”.