Ở đầu “vào” có những nguồn sau:
1. Định kỳ cho trẻ tiền tiêu vặt:
♥
Không nên đưa quá nhiều tiền một lần: Nếu số tiền bạn đưa vượt quá
nhu cầu của trẻ thì không đạt được mục tiêu rèn luyện trẻ phân phối chi tiêu.
Nói cách khác là không có tinh thần của thí nghiệm kẹo bông. Vì thế một lần
không nên đưa quá nhiều.
♥
Lúc bắt đầu, một tuần cho tiền một lần: Trẻ con không có khả năng tự
kiềm chế, nếu một lần đưa tiền tiêu vặt cả tháng có thể chúng sẽ tiêu hết trong
chốc lát. Vì thế lúc bắt đầu, một tuần đưa một lần, đợi đến khi trẻ có thể tiết
kiệm được thì kéo dài đến hai tuần hoặc một tháng cho tiền tiêu vặt một lần.
2. Cho cơ hội làm việc
♥
Nếu trẻ có nhu cầu đặc biệt, cần phải chi một khoản tiền lớn, bố mẹ có
thể cho trẻ cơ hội làm việc, ví dụ trẻ giúp bố mẹ quét dọn hoặc trông em một
tuần sẽ được bao nhiêu tiền. Nhưng cần phải để trẻ biết đây là khoản bố mẹ
cho thêm ngoài mức quy định, không phải là lần nào chúng cần nhiều tiền
cũng có thể làm như vậy. Bố mẹ cần xem xét tình hình rồi quyết định.
♥
Điều này không giống với việc nhà cần làm. Việc phân công làm việc
nhà hàng ngày không nên dùng tiền bạc. Bố mẹ phải dạy trẻ rằng sở dĩ trẻ cần
làm việc nhà là cơ hội để chúng thể hiện bản thân, bởi vì chúng là thành viên
trong gia đình nên cần phải góp sức làm việc nhà.