hoặc đồ dùng cũ không cần thiết rồi bán qua mạng. Điều này vừa có thể dạy
trẻ khái niệm bảo vệ môi trường, vừa có thể giúp trẻ quản lý tiền bạc.
Ở phần tiết kiệm tiền, bạn có thể mua cho trẻ một con lợn đất. Đợi đến khi
trẻ lớn, tiền tiết kiệm cũng khá nhiều rồi thì đưa chúng đến ngân hàng mở sổ
tiết kiệm. Tôi còn nhớ hồi ấy chúng tôi cũng giúp ba đứa con của mình mở tài
khoản trong ngân hàng. Mặc dù trẻ chỉ tiết kiệm được một chút rồi lại rút một
khoản tiền nhỏ, đối với người lớn chuyện đó có chút nực cười nhưng đối với
trẻ mà nói, chúng đang nghiêm túc “quản lý” tiền của mình. Còn nhớ một lần
con gái út của tôi chạy đến ngân hàng nói là muốn rút năm mươi ba tệ. Hồi ấy
nhân viên ngân hàng không kìm được nói: “Chú cho cháu cho xong!” Anh ta
vừa nói vừa làm thủ tục. Nhưng con gái tôi rất nghiêm túc. Tinh thần nghiêm
túc ấy đã được bồi dưỡng từ khi còn nhỏ, sau này lớn lên bố mẹ không cần lo
lắng nữa.
Ở phần “đầu ra”, có những khoản dưới đây:
1. Tự mua đồ chơi hoặc những thứ khác
Nhớ hỏi trẻ mấy vấn đề quan trọng dưới đây:
♥
Vấn đề chọn lựa: “Con có chắc muốn mua đồ chơi này không? Có cần
xem thêm vài đồ chơi rồi quyết định không? Mua cái này thì không thể mua
cái khác được rồi!”
♥
Vấn đề chi tiêu: “Bây giờ con có đủ tiền không? Nếu không đủ chúng ta
phải đợi đến tuần sau có tiền tiêu vặt mới có thể mua được!”
♥
Quan niệm so sánh: “Không phải chỉ có cửa hàng này mới có đồ chơi
này, hay là chúng ta ghi giá tiền lại rồi đến cửa hàng khác xem, không biết
chừng sẽ rẻ hơn! Như thế con không cần bỏ ra nhiều tiền đến vậy”.
2. Mua quà tặng người khác
Để trẻ không biến thành người ki bo, ích kỷ, chúng ta nên dạy trẻ dùng tiền
tiết kiệm của mình mua quà tặng người khác vào những dịp đặc biệt. Ví dụ,
đứa trẻ khác tặng con của bạn quà sinh nhật, phải nhớ bảo con mua quà tặng
lại bạn vào dịp tương tự. Nếu nhận sự giúp đỡ của người khác, muốn bày tỏ
lòng biết ơn của mình, có thể mua một món quà nhỏ tặng đối phương. Như
thế trẻ sẽ biết dùng tiền tiết kiệm của mình một cách hợp lý.
3. Giúp đỡ người khác