TRƯỚC 10 TUỔI - THỜI KỲ VÀNG QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA TRẺ - Trang 227

GIÁO DỤC THEO TÌNH HUỐNG

Phương pháp giáo dục con cái của tôi và vợ giống với lý luận lãnh đạo

theo tình huống. Hồi trẻ học lớp một, lớp hai, vợ tôi ôn bài vở cho chúng,
chắc chắn rằng mọi nghi vấn của chúng đều đã được giải đáp. Qua hai năm
dẫn dắt, trẻ có thể tự giác học tập, vợ tôi cũng dần dần chuyển từ “chỉ đạo”
sang “giao quyền”, để trẻ tự phân bố thời gian, có vấn đề gì không hiểu sẽ tự
hỏi. Còn nhớ, có một lần con gái thứ hai của tôi được 9,75 điểm, không được
10 điểm như mục tiêu đề ra, thế nên nó đã khóc. Vợ tôi đã khích lệ con:
“Không sao, lần sau thi tốt hơn là được. Mẹ tin vào con”. Con gái tôi không
khóc nữa, lấy lại niềm tin và nỗ lực vươn lên.

Từ đó có thể thấy, giáo dục trẻ và lãnh đạo nhân viên giống nhau, đều là

một quá trình biến động. Chúng ta phải căn cứ vào tình hình của trẻ để quyết
định cách ứng phó. Có lúc trẻ chỉ cần được an ủi, khích lệ, có lúc cần được
chỉ đạo, có lúc cần tự do.

Cô bé Hồng Anh chín tuổi là một đứa trẻ rất sạch sẽ. Hồi còn chưa đi học,

cô bé đã thích dọn dẹp phòng của mình, thích bày biện theo ý của mình. Bố
của Hồng Anh rất chiều chuộng Hồng Anh, thuộc mẫu bố mẹ buông thả. Gần
đây, bố mẹ có đọc sách về phong cách giáo dục, quyết định ngoài việc yêu
thương Hồng Anh, cũng cần đề ra yêu cầu với con. Thế nên bố nói với Hồng
Anh: “Thực ra bố thấy con nên chuyển bàn học sang bên này, gần cửa sổ sẽ
có nhiều ánh sáng hơn”. Hồng Anh lườm bố và nói: “Bố cứ mặc kệ con, con
thích đặt bàn học cạnh tường, cạnh cửa sổ ồn lắm, con đã thử rồi”. Bố đành
phải đi ra ngoài.

Vì sao bố của Hồng Anh lại gặp tình huống này? Chẳng phải các nhà tâm

lý học đã nói phong cách giáo dục quyền thế có thể giúp đỡ trẻ sao? Vì sao
bố của Hồng Anh không làm được điều đó? Xét từ lý luận lãnh đạo theo tình
huống, bạn sẽ phát hiện việc dọn dẹp phòng của Hồng Anh đã đến giai đoạn
bốn. Lúc ấy phong cách lãnh đạo tốt nhất nên là giai đoạn bốn. Đối với Hồng
Anh, mệnh lệnh và yêu cầu của bố là hành vi can thiệp không cần thiết, dĩ
nhiên Hồng Anh sẽ không nghe theo.

Qua hai ví dụ trên, chúng ta có thể rút ra khái niệm “giáo dục theo tình

huống” từ mô hình của “lãnh đạo theo tình huống”. Căn cứ vào năng lực và
mong muốn của trẻ về một sự việc nào đó, điều chỉnh phong cách giáo dục

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.