TRƯỚC 10 TUỔI - THỜI KỲ VÀNG QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA TRẺ - Trang 55

Nếu bố mẹ thuộc phong cách giáo dục thờ ơ và độc tài, lâu dần trẻ sẽ

không muốn nói chuyện với bố mẹ bởi mỗi lần nói chuyện trẻ đều không
được bố mẹ hiểu. Chúng sẽ cho rằng “nói cũng vô ích”. Một số bố mẹ tự cho
là mình tiến bộ nhưng trên thực tế lại thường xuyên áp đặt ý kiến của mình
với trẻ. Sau khi thử rất nhiều cách nhưng không có cách nào để bố mẹ hiểu
được cảm nhận của mình, trẻ sẽ từ bỏ. Bố mẹ còn nói: “Tôi tiến bộ như vậy,
vì sao con cái có chuyện gì đều không nói với tôi?” Hãy tự hỏi lòng mình,
bạn thật sự đã thử tìm hiểu xem con đang nghĩ gì chưa? Hay lúc nào bạn cũng
nghĩ rằng cái này chẳng có gì là to tát, cái kia cũng chẳng có gì là to tát, chỉ
có những chuyện bạn quan tâm mới là quan trọng nhất?

Nếu không đặt mình vào hoàn cảnh của trẻ, cảm nhận tâm trạng của trẻ thì

bạn không thể thật sự ủng hộ, khích lệ trẻ. Giữa bạn và trẻ sẽ có một bức
tường vô hình, ngăn cách giao lưu tình cảm. Ví dụ trẻ bị mất món đồ chơi mà
mình thích nên khóc lóc thảm thiết. Nếu lúc ấy bạn nói với trẻ: “Mất rồi thì
mua cái mới, có gì mà phải khóc?” Trẻ sẽ càng khóc to hơn bởi vì bạn không
thể hiểu được nỗi buồn của chúng khi mất món đồ chơi mà mình yêu quý.
Mặc dù trong mắt người lớn, đồ chơi của trẻ con không có gì quan trọng,
nhưng đối với trẻ, đồ chơi mà chúng yêu quý vô cùng giá trị. Để mất một thứ
như thế sao có thể không đau lòng được?

Ngược lại, những bố mẹ biết đồng cảm sẽ đồng tình với tâm trạng của trẻ,

“Con ngoan, mất đồ chơi con buồn lắm, đúng không?”, “Chúng ta cùng đi
tìm được không?”, “Không tìm được rồi, chúng ta cùng cầu nguyện gấu bông
sẽ được một chủ nhân tốt bụng chăm sóc, được không?” Trên cơ sở đồng tình
với tâm trạng của trẻ, từng bước hướng dẫn trẻ tìm cách giải quyết, điều
chỉnh tâm trạng khi không tìm thấy món đồ chơi yêu quý, như thế trẻ mới
không khép lòng mình. Được lắng nghe và thấu hiểu, trẻ mới có thể hình
thành nhân cách hoàn thiện, từ đó có được thành công trong cuộc sống.

TỪ YÊU CẦU “THẤP” ĐẾN YÊU CẦU “CAO”

Những bậc cha mẹ thuộc vùng yêu cầu thấp (thờ ơ và buông thả) không

đưa ra yêu cầu gì với trẻ. Đặc biệt là bố mẹ thuộc phong cách giáo dục buông
thả, bản thân không có lập trường kiên định, rất dễ bị trẻ “điều khiển”, khiến
trẻ khó có thể chung sống với người khác, không làm theo ý của trẻ chúng sẽ
tức giận, lúc nào cũng muốn “làm vương làm tướng”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.