ngàn thân khác rồi thâu trăm ngàn trở lại một. Xong, Ngài trở về chỗ cũ,
ngồi yên, thuyết kệ rằng:
Tâm sanh các pháp thảy đều sanh,
Tâm diệt các pháp thảy đều diệt.
Muôn ngàn nghiệp chướng thảy do tâm,
Rồi cũng do tâm mà diệt nghiệp.
Công chúng được xem các phép biến hóa và được nghe bài kệ rồi, nhảy
nhót vui mừng như người nghèo được của báu.
Nhân cơ hội ấy, Xá Lợi Phất dạy: Các pháp là khổ, là không, là vô thường,
vô ngã; tất cả đều do tâm, tâm không dính mắc theo trần lao phiền não là
Niết bàn tịch tịnh. Trong thính chúng bấy giờ có nhiều người nhớ lại nhân
duyên trước của mình, phát tâm hướng về nẻo giải thoát, thấu được lý đạo,
kẻ chứng quả Tu đà hoàn, người chứng quả Tư đà hàm v.v... Hơn ba ngàn
đồ chúng của Bà La Môn đều làm lễ Xá Lợi Phất xin thọ giáo.
Cuộc so tài đấu phép đến đây chấm dứt, vua truyền bế mạc. Công chúng
lục tục ra về với bao vẻ hân hoan, mà người vui mừng nhất là Tu Ðạt.
Mờ sáng hôm sau, người ta đã thấy Xá Lợi Phất, Tu Ðạt Trưởng giả và
những công nhân kiến trúc có mặt tại vườn Kỳ Ðà, bắt tay vào việc. Tuy
mệt nhọc nhưng mọi người đều vui vẻ sốt sắng.
Một hôm, đi ngang nền Tịnh xá, Xá Lợi Phất bỗng nhiên dừng bước chỉ
con kiến càng to lớn đang bò, bảo Tu Ðạt trưởng giả: "Một khi ta mất thân
người, muôn kiếp khó hoàn phục. Con kiến này đã nhiều kiếp chết đi sanh
lại nơi đây là chỗ bảy đời Phật hằng giảng pháp. Ông nên biết, dầu ở sát
bên chỗ Phật nói pháp mà trót mang thân súc sanh thì có mắt cũng như đui,
có tai cũng như điếc, không giải thoát. Còn làm người mà mê muội, cứ
nhắm mắt chạy theo tiếng gọi của vật dục, tham luyến dục lạc hiện tiền,
không chịu suy nghĩ, chỉ biết có ngày nay không tin nhân quả, đã vậy còn
gây thêm nghiệp hủy bán chánh pháp, thì xét kỹ không hơn con kiến bao
nhiêu, cành sống càng xa ánh sáng giác ngộ, khổ não trăm bề, sa đọa vào
bậc thấp hèn đem tối. Thế nên sanh được làm người là một điều khó; là một
đại bất hạnh khi đã được thân người mà không lo tu sửa để được lần về nẻo
giải thoát, hoặc kiếp sau còn trở làm người cố công tu học, thì thật uổng