Bà vừa đi khỏi lều tranh, thì Sọ Dừa đã biến thành một em nhỏ rất
xinh, dọn cửa nhà đâu vào đấy rồi lại chui vào cái đầu tròn, ra nằm ở góc
nhà. Bà về lấy làm lạ nhưng rình mãi không thấy gì, cũng đành thôi. Đi đâu
thì Sọ Dừa lăn lông lốc, người trong làng trước còn sợ, sau dần dần cũng
quen. Thấy Sọ Dừa khôn ngoan, nhiều người còn cho Sọ Dừa ăn quà.
Một hôm, bà về có vẻ buồn bã không vui như mọi ngày. Thấy thế, Sọ
Dừa hỏi, bà thở dài bảo con rằng: "Con người ta thì bảy, tám tuổi đã đi chăn
trâu, chăn dê. Còn mày thì mẹ chả trông nhờ gì được! Bây giờ ông chủ ấy
có một đàn dê mà chưa tìm được người chăn. Giá con như con người ta thì
cũng kiếm được thêm ít gạo vào nồi". Sọ Dừa nói với mẹ: "Mẹ ơi, con chăn
được. Con chăn được đấy, mẹ cứ vào nói với phú ông đi!".
Sọ Dừa giục mẹ vào nói với phú ông. Mới đầu, lão gạt phắt đi, sợ giao
cho Sọ Dừa chăn thì nó đánh lạc mất dê của mình, nhưng thấy bà cụ nằn nì
mãi, vả lại nghe nói Sọ Dừa khôn lắm, nên lão bảo bà:
"Ừ, thì bảo con mụ từ ngày mai cứ sáng sáng vào đây đuổi dê lên núi,
rồi đến chiều lại đuổi dê về".
Bà cụ mừng rỡ, về nói cho con biết, nhưng trong bụng bàvẫn lo.
Từ khi Sọ Dừa chăn đàn dê, thì ngày nắng cũng như ngày mưa, đàn dê
lúc nào cũng no nê, béo trông thấy, lớn như thổi, làm cho phú ông rất hài
lòng. Lão thích nhất là mỗi ngày Sọ Dừa chỉ ăn hết có hai nắm cơm rất nhỏ
của lão.
Phú ông có ba người con gái. Đứa lớn thì ác nghiệt, đứa thứ hai thì
chua ngoa, chỉ có người con thứ ba là hiền hậu. Ngày mùa, người nhà ra
đồng cả, ba cô này phải thay phiên nhau đem cơm lên núi cho Sọ Dừa.
Một hôm đến lượt cô ba đưa cơm. Đi đến chân núi, cô bỗng nghe tiếng
sáo véo von. Tiếng sáo lúc bổng lúc trầm, lúc mau lúc khoan, thấm thía cõi
lòng, làm cô gái tự nhiên thấy bồn chồn, thổn thức. Núi nhấp nhô, cô trèo