tiếng đàn vang đi rất xa, vượt qua cả nhà ngục:
Đàn kêu tích tịch tình tang,
Ai mang công chúa dưới hang trở về.
Công chúa ngồi trên lầu nghe tiếng đàn vọng đến liền bật nói, xin vua
cha cho gọi người gảy đàn lên hỏi chuyện. Trước mọi người, Thạch Sanh
kể lại hết mọi việc từ lúc mồ côi cha mẹ đến kết bạn với Lý Thông, giết
quái vật... Còn công chúa cũng kể cho vua cha rằng Thạch Sanh mới là ân
nhân cứu mình khỏi tay Đại Bàng. Nghe xong, nhà vua nổi giận lôi đình, hạ
lệnh bắt trói mẹ con Lý Thông và giao cho Thạch Sanh xét xử. Song chàng
rộng lượng tha cho hai mẹ con trở về làng cũ. Nhưng hai mẹ con đi về nửa
đường thì bị sét đánh chết.
Nhà vua vô cùng cảm phục tài trí và lòng nhân từ của Thạch Sanh nên
ít lâu sau, vua làm lễ thành hôn cho chàng và công chúa. Lễ cưới của đôi
uyên ương diễn ra thật tưng bừng, vui vẻ.
Tin nhà vua gả công chúa cho một kẻ khố rách áo ôm truyền đi khắp
nơi khiến hoàng tử mười tám nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn
tỏ ra vô cùng oán hận. Chúng liền họp nhau lại đem quân sang đánh. Vua
liền sai phò mã Thạch Sanh đi dẹp giặc.
Thạch Sanh tuân lệnh vua dẫn quân ra trận. Chàng không đeo gươm
bên mình mà chỉ mang theo cây đàn kỳ diệu. Thạch Sanh đứng trên gò cao
hướng về phía quân địch mà gảy. Tiếng đàn nỉ non vạch tội bọn tướng lĩnh
hiếu chiến, gợi lòng thương nhớ vợ con, quê hương, đồng ruộng, nhắc nhở
tình nghĩa bang giao khiến quân sĩ mười tám nước không còn ý chí đánh
trận. Hoàng tử các nước hoảng sợ phải hạ lệnh lui quân.
Thạch Sanh còn sai mang niêu cơm dọn ra mời quân địch ăn. Cả mấy
vạn tướng sĩ thấy niêu cơm nhỏ quá đều bĩu môi không buồn cầm đũa. Biết
ý, Thạch Sanh đố chúng ăn hết được niêu cơm sẽ trọng thưởng, thế là