vẫn chưa đi ngủ, ông đọc hết trang sách này tới trang sách khác. Chợt ông
thầy đọc đến câu: "Nhà làm nhiều điều thiện ắt để lại tiếng thơm. Nhà làm
nhiều điều bất thiện ắt để lại tai vạ." (1). Chàng bụng bảo dạ: "Phải chăng
ông cha ta làm nghề thất đức nên để khổ nhục lại cho ta?". Rồi tự đáp:
"Phải, quả thật đúng như vậy". Đoạn chàng chạy một mạch về nhà, quyết từ
nay bỏ nghề ăn trộm.
----------
(1) Tích thiện chi gia tất hữu dư hương; tích bất thiện chi gia tất hữu
dư ương.
Sáng hôm sau, chàng vác búa vào rừng hái củi mang ra chợ bán. Công
việc thật là vất vả, hái được một gánh củi chàng phải đổi một bát mồ hôi
mới kiếm được một món tiền mua gạo, nhưng chàng thấy yên tâm hơn mọi
ngày. Tuy vậy, đi đến đâu, chàng cũng nghe tiếng người xì xào: "Cẩn thận
đấy! Cái thằng ba đời ăn trộm đã đến kia!" Cái tiếng "ba đời ăn trộm" làm
cho chàng buồn bã. Chàng nghĩ: "Từ nay ta phải làm những việc phúc đức
họa may mới xóa được mấy tiếng đó".
Một ngày mùa hạ, trời mưa to, nước lũ tràn về. Chàng đem củi đi chợ
bán, vì nước lũ tràn về nhanh quá, không thể lội qua sông như mọi hôm
được. Hàng trăm người ùn lại vì chưa có đò, mặt trời đã khuất sau rặng núi
mà mọi người vẫn loay hoay ở bờ sông. Chàng bèn nghĩ tới việc bắc một
cái cầu. Đêm ấy, ngủ lại ở bến sông cùng với nhiều người khác, chàng đem
chuyện bắc cầu ra hỏi bà con, nhiều người nói:
- Đó là một điều phúc đức được muôn ngàn người nhớ ơn. Trước đây
cũng đã có người làm nhưng rồi lại bỏ dở...
Sáng hôm sau, nước rút, chàng lội sông về nhà, tới nhà, chàng đem ý
định bắc cầu ra hỏi ý kiến mẹ. Mẹ chàng hứa sẽ thu xếp ổn thỏa mọi công
việc trong nhà, để chàng rảnh tay dốc sức bắc cầu!