những không nghe, mà nổi cơn lôi đình mắng nhiếc, rồi thét bảo vệ sĩ lôi
Quan Long Phùng ra chém chết.
Từ đó về sau, những người chính trực không ai dám khuyên can gì
nữa, bên tai Hạ Kiệt chỉ còn nghe thấy tiếng nịnh hót bợ đỡ của các đại
thần nhỏ nhen, Hại Kiệt còn cho mình là đấng siêu phàm, tự ví mình là mặt
trời, dân chúng vô cùng căm giận liền chỉ lên mặt trời nguyền rủa rằng:
"Đến bao giờ ngươi bị diệt vong, chúng tôi nguyện cùng ngươi bị diệt
vong". Ách thống trị của triều đình nhà Hạ đang lung lay trong cơn mưa
bão.
Bấy giờ, vùng hạ du sông Hoàng Hà có một bộ lạc họ Tử dần dần trở
nên lớn mạnh. Nghe nói họ là con cháu của Khế. Trong thời đại Nghiêu
Thuấn, Khế từng cùng Vũ đi trị thủy, vì ông có công nên Vũ phong đất cho
ông ở Thương, về sau Khế dựng nên nước Thương. Do ngành chăn nuôi và
thương mại v v phát triển tương đối nhanh, đến cuối thời nhà Hạ thì nước
Thương đã trở thành một bộ lạc lớn mạnh.
Thương Thang thấy Hạ Kiệt quá tàn bạo, vương triều nhà Hạ ngày
một suy thoái, nhân dân khổ cực đều sôi sục căm thù, bèn quyết định lật đổ
triều nhà Hạ, bề ngoài ông tỏ ra rất cung kính đối với Hạ Kiệt, nhưng bên
trong thì ngấm ngầm lôi kéo các lực lượng, không ngừng mở rộng thế lực
của mình.
Song song với việc làm khiến dân giàu nước mạnh, Thương Thang
còn để ý từng cử chỉ và lời nói của mình để lung lạc lòng dân, tạo dựng sự
hiền minh nhân nghĩa của mình. Câu thành ngữ "Võng khai nhất diện" đã
thuật lại một truyện kể về Thương Thang như sau: Một hôm, khi Thương
Thang đi tuần du ở ngoại ô, thấy một người đang giăng lưới bẫy chim.
Chim từ các nơi bay về đều bị mắc lưới, Thương Thang thấy vậy mới nói
với người kia rằng: "Anh làm như vậy chẳng phải là đuổi tận giết tiệt sao?
Thực là tàn nhẫn quá. Anh chỉ nên bủa lưới ba mặt thôi, để trống một mặt
mới phải". Người kia tỏ ra khó hiểu bèn hỏi lại: "Để trống một mặt thì làm