Kinh Đông và Giang Hoài xảy ra đại hạn và nạn châu chấu, Phạm Trọng
Yêm dâng sớ xin nhà vua cử quan viên đi cứu nạn, vua không những không
nghe, mà còn lao vào viên ăn chơi xa xỉ. Phạm Trọng Yêm tức giận bèn
đến chất vấn nhà vua, vua chẳng biết nói sao đành cử ông đi chống hạn.
Phạm Trọng Yêm đến vùng bị hạn, mỗi khi đến đâu đều mở kho phát gạo
và tuyên giảm phần nào mức tô thuế, ông còn đem cỏ dại mà dân ăn trong
lúc đói kém đến dâng nhà vua, mong vua đưa cho mọi người trong hoàng
gia cùng xem. Do Phạm Trọng Yêm mạnh dạn dâng sớ khuyên vua, khiến
nhà vua tức giận lại đuổi ông ra khỏi triều đình.
Tháng 4 năm 1034 công nguyên, tình hình giữa Tống và Hạ vừa được
hòa hoãn, Tống Nhân Tông lại điều Phạm Trọng Yêm về Đông Kinh nhậm
chức phó Tể Tướng, cùng phó sứ Khu mật là Phú Bật và Hàn Kỳ v v gánh
vác việc triều chính. Bấy giờ, bộ máy quan liêu trong triều đình không
ngừng bành trướng, hiệu xuất hành chính ngày một thấp, số lượng quân đội
ngày một tăng lên, mối hiểm họa trong và ngoài nước luôn luôn xảy ra, đã
tăng thêm gánh nặng cho dân, tình hình tài chính nhà nước bị thiếu hụt
nghiêm trọng. Đứng trước tình hình này, vua Tống Nhân Tông đã năm lần
bảy lượt triệu gặp đám người Phạm Trọng Yêm, đốc thúc họ phải lập tức
đưa ra phương án.
Cuối năm đó, Phạm Trọng Yêm cử một tốp Án Sát Sứ đi các nơi kiểm
tra hành vi quan lại, ông mỗi khi nhận được báo cáo của họ, đều không do
dự gạch ngay tên những người không xứng chức trong danh sách quan
chức. Phú Bật và Hàn Kỳ thấy vậy rất lo ngại đều khuyên ông, nhưng Phạm
Trọng Yêm điềm nhiên trả lời rằng: "Một nhà khóc còn hơn là bao nhiêu
nhà phải khóc".
Có khá nhiều quan viên chính chức trong triều đều ca ngợi chiếu lệnh
cải cách của Phạm Trọng Yêm,. nhưng cuộc cải cách này đã xúc phạm tới
thế lực phong kiến mục nát, hạn chế đặc quyền của đại quan liêu, nên họ đã