Đỗ Phủ và Hàn Dũ, nội dung phần lớn đều phản ánh về nỗi cơ cực của
nhân dân và các vấn đề xã hội khác, thủ pháp biểu hiện phần lớn đều là tản
văn, dễ nghị luận, ngôn ngữ mộc mạc mà sung sức. Phong cách những bài
thơ của ông sáng tác khi tuổi về già cũng có sự thay đổi, ông đã dung hòa
nhuần nhuyễn giữa tình với cảnh, rất hàm súc và tế nhị, nhưng lại ít nhắc
tới mâu thuẫn hiện thực. Ông cũng có một số bài từ có phong cách rất cao
nhã.
Vương An Thạch viết khá nhiều tác phẩm hay, thí dụ như "Tự
Thuyết", "Chung Sơn nhật lục" v v, nhưng phần lớn đều đã thất lạc. Hiện
còn giữ lại được có "Lâm Xuyên tập", "Lâm Xuyên tập thập di", "Chu quan
tân nghĩa" trong "Tam kinh tân nghĩa", "Lão Tử chú" v v. Các bài viết và
thơ của ông đã phanh phui sự ngang trái của thời đại, phong cách khoáng
đạt và khỏe khoắn, ông là một trong 8 đại gia hai triều Đường Tống.